MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Không người chèo lái, nước Anh chật vật giữa giông bão

06-08-2016 - 21:01 PM | Tài chính quốc tế

Hồi chuông báo động tình hình chính trị khẩn cấp đã ngân lên, nhưng dường như không ai hồi đáp.

Brexit là một cuộc đánh đổi tai họa.

Trong một buổi phỏng vấn trực tiếp trên truyền hình, một nghị sĩ của Đảng Bảo Thủ, đồng thời cũng là một thành viên trong chiến dịch Rời Đi, cho biết phe ủng hộ Anh rời Liên Minh Châu Âu (EU) không có bất kỳ kế hoạch nào cho tương lai của nước Anh sau khi rời EU.

Sau Brexit, Thủ tướng David Cameron tuyên bố từ chức; đồng Bảng Anh trượt giá; nhiều quyết định đầu tư bị trì hoãn; nhiều doanh nghiệp chuyển hoạt động ra nước ngoài; ủy viên của Anh trong EU từ chức; nhiều hoạt động chính trị nhạy cảm đang dần được tiết lộ, bao gồm công bố báo cáo Chilcot về chiến tranh Iraq và quyết định về đường băng mới tại London; còn các nhà lãnh đạo châu Âu lại đang bận rộn chuẩn bị cho hội nghị lục địa và bàn bạc kế hoạch hậu Brexit.

Sau Brexit, nhiều vấn đề mới nảy sinh. Tại Anh, nhiều bằng chứng cho thấy tình hình phân biệt chủng tộc và bài trừ người ngoại quốc đang diễn ra, và nạn nhân là những người nhập cư. Scotland đang nhắm đến một cuộc trưng cầu dân ý khác về vấn đề độc lập. Và Bắc Ireland có vẻ như đang tính đến phương án hợp nhất với Cộng Hòa Ireland.

Hồi chuông báo động tình hình chính trị khẩn cấp đã ngân lên, nhưng dường như không ai hồi đáp.

Từ sau khi công bố kết quả trưng cầu dân ý, ông Cameron vẫn chưa phát biểu thêm điều gì. Ông George Osborne, Bộ trưởng Bộ Tài Chính, cũng giữ im lặng. Những đồng minh trung thành nhất của Thủ tướng trong nghị viện cũng như trong giới truyền thông cũng không lên tiếng. Bên cạnh đó, ngoài khuôn mặt tái mét và những phát biểu không rõ ràng, ông Boris Johnson và Michael Gove, thủ lĩnh phe Rời Đi, cũng tránh mặt. Thậm chí hai nhân vật này đã "trốn chạy".

Theo lẽ thường, phe đối lập thường tìm cách trục lợi từ tình trạng hỗn loạn bằng cách kêu gọi chính phủ hành động, bày tỏ ý kiến của mình hay mạo hiểm đề xuất một khuôn khổ mới. Tuy nhiên, lần này, Đảng Lao Động lại thu mình lại, kèm theo một cuộc đảo chính không chính thức với một loạt đơn từ chức từ các bộ trưởng nhằm chống lại vị lãnh đạo “vô dụng”, ông Jeremy Corbyn.

Trước bối cảnh hiện nay, có vẻ như không ai dám bước ra trấn an người dân. Rõ ràng phe Rời Đi không cho rằng mình cần phải chịu trách nhiệm về việc vạch ra một hướng đi mới cho nước Anh hậu Brexit. Họ quy trách nhiệm này cho tân Thủ tướng Therasa May.

Nước Anh hiện tại không có nhiều thời gian. Mặc dù có nhiều người ủng hộ nước Anh và sẵn sàng kiên nhẫn chờ đợi, bao gồm cả bà Angela Merkel; hầu hết các nước EU đều nhất trí yêu cầu Anh nhanh chóng thực hiện Điều 50 trong Hiệp Ước Lisbon và tiến hành thỏa thuận rút khỏi EU trong không quá 2 năm.

Nước Anh có thể sẽ buộc phải tham gia đàm phán với một vị lãnh đạo yếu kém có tầm nhìn hạn hẹp về Brexit. Tất cả đều cố gắng hạn chế tình trạng khủng hoảng kinh tế và chia rẽ nội bộ tăng cường tại Anh. Rõ ràng con tàu nước Anh đang dấn thân vào giông bão nhưng lại thiếu đi một vị thuyền trưởng.

Quỳnh Mai

Economist

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên