Không phải ai cũng nên khởi nghiệp, nếu có một trong các dấu hiệu này thì bạn nên an phận làm công ăn lương thôi
Một số người không có tư duy khởi nghiệp và có một số dấu hiệu nhận biết cụ thể để bạn biết rằng mình đã sẵn sàng làm chủ hay chưa.
Mặc dù các doanh nghiệp phát triển rất mạnh mẽ trong thời đại Thung lũng Silicon nhưng không phải ai cũng có thể sở hữu một doanh nghiệp cho riêng mình. Và điều này hết sức bình thường.
Rani Lander - Croager, người đồng sáng lập của Uptima Business Bootcamp, phát biểu trên Business Insider rằng: "Việc thành lập và phát triển một doanh nghiệp cần rất nhiều năng lượng và có rất nhiều rủi ro."
Chẳng có gì đáng xấu hổ nếu bạn cảm thấy hạnh phúc hơn khi được làm nhân viên. Bởi bản chất, một số người không có khả năng tư duy về kinh doanh. Theo Langer-Croager, mặc dù bạn có thể phát triển một số kỹ năng mà một người làm kinh doanh cần có nhưng việc kinh doanh của bạn sẽ cần một vài thứ "bạn không thể làm".
Từ những vấn đề chấp nhận rủi ro đến những vấn đề tài chính cá nhân, Langer-Croager đã chia sẻ 8 dấu hiệu cho thấy bạn muốn tiếp tục công việc hiện tại, ít nhất là tại thời điểm này.
1. Sự sẵn sàng chấp nhận rủi ro của bạn rất thấp
Đây là sự thật phũ phàng khi bắt đầu thành lập một doanh nghiệp: khoảng 70% các công ty mới khởi nghiệp không thể kéo dài hoạt động của mình sau 10 năm.
Ngay cả khi sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn rất thú vị nhưng có rất nhiều những khó khăn mà bạn không thể lường trước được sẽ xảy ra, từ cạn kiệt nguồn vốn cho đến việc cạn kiệt sức lực. Để đối phó với rủi ro này "mọi doanh nghiệp nên đề cập chi tiết điều này trong thời gian biểu của họ" khi họ muốn thu được lợi nhuận - và phải trả lương cho người sáng lập thời gian biểu này.
Thời gian biểu này nên được "siết chặt với tình hình tài chính." Nói cách khác, hãy phân tích rằng bạn có thể chi trả trong bao lâu để doanh nghiệp bạn có thể tiếp tục mà không có doanh thu, hãy nhớ rằng việc khởi nghiệp của bạn có thể không bao giờ kiếm được lợi nhuận. Điều này giúp bạn quản lý rủi ro dễ dàng hơn chút.
2. Bạn sở hữu "tư duy khan hiếm" (scarcity mindset)
Những người có tư duy khan hiếm luôn nghĩ rằng họ không đủ cơ hội hoặc nguồn tài nguyên. Điều này dẫn đến những cảm xúc tuyệt vọng, cảm xúc này lại dẫn bạn đến con đường bất lợi cho doanh nghiệp thay vì chớp lấy cơ hội. Đây chính là một cạm bẫy kể cả đối với những chủ doanh nghiệp dày dặn kinh nghiệm trong suốt thời gian chết.
Cải thiện mối quan hệ của riêng bạn bằng tiền, và biết rằng mối quan hệ đó có thể bền vững là điều cần thiết để gỡ bỏ những chướng ngại vật trong quá trình bạn trở thành ông chủ.
3. Bạn muốn có lợi nhuận ngay lập tức
Tạp chí xu hướng doanh nghiệp nhỏ đã báo cáo rằng chỉ 40% nhà khởi nghiệp thực sự kiếm được lợi nhuận và 82% thất bại của những doanh nghiệp nhỏ đều có liên quan đến những vấn đề về dòng tiền.
Doanh nghiệp của bạn có thể phải mất rất nhiều năm mới có thể đủ lợi nhuận để trả cho bạn một mức lương đủ sống.Nếu bạn cố gắng kiếm tiền thật nhanh chóng, bạn chỉ đang tạo ra nhiều áp lực cho doanh nghiệp bạn thôi, nó khiến cho doanh nghiệp của bạn không được phát triển bằng con đường tốt nhất.
4. Bạn không hiểu về các chỉ số tài chính trong kinh doanh
Một chủ doanh nghiệp phải hiểu được tài chính của công ty mình, đây là điều cực kỳ quan trọng. Nếu bạn không theo sát tình hình tài chính của mình, bạn có thể bỏ lỡ một số manh mối quan trọng. Bạn cần phải dựa vào những manh mối đó để điều chỉnh kế hoạch của bạn. Vì kế hoạch cần phải dựa trên suất suất thực tế chứ không phải dựa trên hiệu suất dự kiến.
Nếu bạn không làm công việc tài chính hậu cần này, bạn sẽ dễ rơi vào quyết định theo cảm xúc cá nhân, trái ngược hoàn toàn với những quyết định sáng suốt. Và đó được gọi là thảm hoạ của một công ty khởi nghiệp.
5. Bạn không hề có kế hoạch kinh doanh
Một cuộc khảo sát từ Đại học Michigan cho thấy kết quả: một kế hoạch kinh doanh đúng đắn sẽ làm tăng cơ hội sống sót cho doanh nghiệp của bạn.
Nếu bạn đang bắt đầu công việc kinh doanh thì tôi khuyến khích bạn nên thử và tạo ra một bảng kế hoạch. Ngay cả khi bạn đã bắt đầu kinh doanh rồi, bây giờ mới lập ra một kế hoạch vẫn chưa muộn. Kế hoạch này sẽ gợi ý cho bạn một lộ trình để bạn đạt được mục tiêu và theo sát nhiệm vụ của mình.
6. Bạn vẫn nghiên cứu thị trường về ý tưởng kinh doanh của bạn
Một cuộc khảo sát của CB Insights về "những lý do khiến doanh nghiệp thất bại" cho thấy lý do chiếm nhiều phần trăm nhất là một sản phẩm không có thị trường tiêu thụ.
Bạn có thể bỏ ra nhiều thời gian, công sức, tiền bạc chỉ để tạo ra một thứ không được thị trường tiêu thụ. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn đã khảo sát thị trường trước khi bạn bắt tay thực hiện ý tưởng kinh doanh của mình.
Điều này có nghĩa là bất cứ thứ gì bạn thu thập được từ khảo sát thị trường cho đến thử nghiệm bằng tiếp thị một vài mẫu thử để nhận được sự giúp đỡ từ các cố vấn nhiều kinh nghiệm.
7. Bạn không sẵn sàng đi ra ngoài và quảng cáo thương hiệu của bạn
Nếu bạn biết bất kỳ ai đang điều hành một công ty, có thể bạn đã từng nghe họ phàn nàn về chuyện marketing - một trong những nhiệm vụ ít được yêu thích nhất của rất nhiều chủ doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp là một cá thể, vì vậy, bạn phải thực sự bộc lộ và quảng cáo chính mình. Bạn không thể vượt qua nỗi sợ hãi bị mọi người chú ý và trở thành một người biện hộ, chuyên đổ lỗi cho doanh nghiệp của mình thì có thể doanh nghiệp không phải là lĩnh vực của bạn.
8. Nỗ lực của bạn không đủ lớn
Có một điều là nếu bạn muốn phát triển doanh nghiệp, bạn thực sự cần phải thuê người, do đó bạn có thể uỷ thác cho nhân viên những công việc làm mất thời gian của bạn.
Trong khi bạn cần phải thuê nhân viên cố vấn, thì việc bạn ôm đồm quá nhiều thứ có thể ngăn trở quá trình phát triển của doanh nghiệp bạn bằng cách bạn tiếp tục từ chối nguồn tài nguyên khác vào thời điểm quan trọng. Tuy nhiên một khoản tiền cho vay để kinh doanh có thể khiến bạn mắc nợ vì bạn phải liên tục trả trong nhiều năm nếu doanh nghiệp của bạn bị phá sản.
Trí thức trẻ