Không phải chuyện ép ăn hay ép học, đây mới là 4 điều bố mẹ tuyệt đối không được ép trẻ làm trước 8 tuổi nếu không muốn trả giá về sau
Luôn ép buộc con, tưởng chừng như đã có một đứa con ngoan nhưng thực chất cái giá phải trả mất nhiều hơn được.
- 28-11-2020Bác sĩ BV Việt Đức cảnh báo căn bệnh khiến "tê chân, chuột rút về chiều": Phụ nữ thường đi giày cao gót cần hết sức lưu ý
- 28-11-2020Từ phong cách giáo dục trên bàn ăn của cha mẹ Hàn Quốc và Mỹ, làm sao để nuôi dạy những đứa trẻ không-vô-ơn?
- 28-11-2020Đây là chiếc bồn rửa kỳ lạ chỉ có tại Anh Quốc, lý do phía sau khiến ai cũng cảm thấy ngỡ ngàng
Trước khi trở thành bố mẹ, những phụ huynh cũng đã từng là những đứa trẻ. Họ cũng hiểu những nhu cầu, mong muốn của con nhưng không phải ai cũng áp dụng được trong thực tế. Có khi rất hiểu, rất thương nhưng trong vô thức, nhiều bố mẹ vẫn yêu cầu trẻ phải giống như người lớn, buộc chúng phải trưởng thành mà không nhớ đứa trẻ nào cũng có quá trình lớn lên của riêng mình.
Đứa trẻ nào cũng có quá trình trưởng thành của riêng mình.
"Bé trai bạn tôi năm nay 6 tuổi, bé rất sợ sâu. Một hôm đang đi dạo thì có một con sâu bướm rơi xuống, cậu bé hét to hoảng sợ rồi cắm đầu chạy. Thấy phản ứng của con, người mẹ tức giận quát: "Con sâu bé xíu như vậy, có ăn nổi thịt con đâu mà khiếp sợ thế". Nói xong người mẹ hất tay con trai đang bám ríu lấy người mình, tức giận bỏ đi trong tiếng khóc sợ hãi của cậu bé.
Sự giận dữ của cô ấy thậm chí không suy giảm khi kể lại câu chuyện với tôi: "Thà là con gái, đằng nay sao con trai lại nhát cáy như vậy? Lớn lên làm được trò trống gì?". Nghe vậy, tôi chỉ trả lời: "Ai quy định con trai không được sợ sâu bọ?".
Bố mẹ như người bạn của tôi luôn vô thức yêu cầu trẻ phải giống như người lớn, buộc chúng phải trưởng thành mà không nhớ đứa trẻ nào cũng có quá trình lớn lên của riêng mình".
Bài viết của nhà văn SunLi (Trung Quốc) được rất nhiều người đồng tình vì chỉ ra những sai lầm nhiều bố mẹ mắc phải hiện nay. Cụ thể chính là 4 điều "ép" có thể ảnh hưởng đến tinh thần và cả tương lai của con sau này:
Ép trẻ suy nghĩ: con trai thì phải dũng cảm
Con trai tôi sợ ốc sên, có lần đang đi trên đường thì phát hiện có một con ngay dưới chân, cậu bé mặt tái mét đứng yên 1 chỗ không bước nổi. Tôi nắm tay nói với con: "Mẹ sẽ đưa con đi, từ từ thôi đừng quấy rầy chúng nhé!" Con trai đồng ý. Nét mặt của con lúc đó giãn ra.
Trên đường đi, tôi hỏi: "Con có biết mẹ sợ nhất con vật gì không". "Mẹ cũng sợ sao?", bé tò mò hỏi lại rồi đoán nào hổ, rắn, sư tử.... Tôi trả lời chính là con ếch. Cậu bé bật cười: "Con không sợ nó, con sẽ bảo vệ mẹ". Vậy là con trai đã hiểu rằng, dù là người trưởng thành nó nghĩ rằng rất dũng cảm cũng sẽ có một nỗi lo sợ nào đó, con sẽ hiểu điều này không có gì phải xấu hổ.
Mọi đứa trẻ sinh ra đều không dũng cảm, không phân biệt con trai hay con gái.
Sau một thời gian tháng, một lần đi lớp về, bé chạy đến hào hứng nói với tôi: "Mẹ ơi, hôm nay giờ sinh học, cô giáo mang đến lớp một con ốc sên lớn. Cô yêu cầu chúng con xếp hàng để quan sát và con đã chạm vào vỏ của nó".
Mọi đứa trẻ sinh ra đều không dũng cảm, không phân biệt con trai hay con gái. Hãy chấp nhận khi con bảo rằng con sợ hãi điều gì đó trước sau đó cần vượt qua. Cho phép con sợ, tôn trọng và hiểu cảm xúc của trẻ. Đừng ép con phải cam đảm. Không có phương pháp nào tệ hại hơn khi khiến trẻ cảm thấy bản thân vô dụng. Hãy đủ kiên nhẫn để cùng con từ từ vượt qua nỗi sợ hãi và biến "đừng sợ" thành "Mẹ sẽ ở bên con".
Ép trẻ nhìn "con nhà người ta" mà học tập
Nhiều phụ huynh nghĩ so sánh chính là cách để tạo động lực cho con học tập tiến bộ. Tuy nhiên, với những đứa trẻ, điều này đôi khi biến thành "cơn ác mộng". Một cuộc thăm dò tại các trường tiểu học và trung học cơ sở tại Trung Quốc, câu nói "Nhìn con nhà người ta xem" đứng đầu trong 5 câu mà trẻ vị thành niên ghét bố mẹ nói nhất.
Trước khi trưởng thành về trí tuệ, nhận thức của trẻ về bản thân thường xuất phát từ đánh giá của gia đình. Trong suy nghĩ của những đứa trẻ, cho dù cả thế giới không công nhận, chỉ cần có sự đồng tình của cha mẹ, chúng vẫn đủ tự tin để xông pha ra thế giới.
Nếu bạn luôn so sánh khuyết điểm của con với ưu điểm của người khác, con sẽ thiếu tự tin, cảm thấy mình vô dụng và không dám để cha mẹ thấy được tiềm năng của mình. Mỗi một đứa trẻ là một cá thể độc lập với tiềm năng vốn có. Nếu phải so sánh, chúng ta có thể so sánh trải nghiệm thành công với những thất bại trước đó để nuôi dưỡng sự tự tin cho trẻ.
Ép trẻ phải tuyệt đối vâng lời
Ai cũng từng cảm thấy muốn điên lên khi dạy con học bài, nhiều lúc cảm giác không thể kiềm chế được. Một lần, tôi nói: "Nếu cứ giận dữ thế này có khi mẹ sẽ nhập viện mất". Con trai tôi vô tư đáp: "Và con thì sợ mẹ chết khiếp. Mẹ, đơn giản chỉ là làm bài tập thôi mà. Mẹ không kiên nhẫn được sao?". Câu nói của con trai khiến cơn giận của tôi bị dập tắt. Tôi cố nén cười rồi đi ra ngoài.
Với nhiều người, con trai tôi là đứa hay "cãi bố mẹ, không biết nghe lời". Nhưng tôi cho rằng, trong một phạm vi nhất định, đứa trẻ biết cãi lại sẽ có khả năng tư duy logic mạnh mẽ và quyết đoán.
Trong một phạm vi nhất định, đứa trẻ biết cãi lại sẽ có khả năng tư duy logic mạnh mẽ và quyết đoán.
Tôi từng nói với con, nếu có thể cãi lại mẹ, chỉ cần có lý và không lộn xộn, tôi sẽ không có ý kiến. Những đứa trẻ biết cãi thường an toàn hơn, bởi chúng can đảm bày tỏ suy nghĩ bên trong mình. Cha mẹ có thể dùng quyền uy to lớn của mình để ép con tuyệt đối nghe lời. Nhưng đổi lại là những đứa con lầm lì, đóng chặt cửa trái tim.
Ép trẻ không được phép tức giận
Khi trẻ mất bình tình và tức giận, đó là lúc chúng cần tình yêu thương nhất. Nhưng bất cứ khi nào thấy trẻ nổi cơn thịnh nộ, nhiều bố mẹ la hét hoặc dùng đòn roi để dập tắt ngay lập tức.
Giận dữ không phải điều xấu mà là một cách giao tiếp để trẻ thể hiện cảm xúc. Khi cảm xúc của trẻ được giải tỏa, điều này có lợi hơn cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Trên thực tế, trẻ em biết nổi nóng từ khi 2 tuổi, không cho trẻ giận dữ chính là giết chết bản chất của trẻ.
Đôi khi trẻ mất bình tĩnh chỉ để bắt chước người lớn. Thay vì ép con trưởng thành, tốt hơn hết hãy cho con tình thương. Một đứa trẻ không dám khóc hay tức giận sẽ không hạnh phúc, nó sẽ cô đơn cả đời.
Pháp luật và bạn đọc