Không phải mục tiêu lạm phát 2%, đây mới là yếu tố có thể khiến Fed tiến tới hạ lãi suất, sớm nhất là vào tháng 5
Với bài học từ cuộc khủng hoảng năm 2008, Fed nên cắt giảm lãi suất càng sớm càng tốt để tránh thiệt hại tồi tệ nhất, chuyên gia kinh tế Komal Sri-Kumar nhận định.
Lạm phát đang trên đường quay trở lại mục tiêu 2% của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, dấu mốc để có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất. Tuy nhiên, theo chuyên gia kinh tế Komal Sri-Kumar – chủ tịch của Sri-Kumar Global Strategies, việc gần đạt được mục tiêu về lạm phát sẽ không phải là lý do khiến Fed hạ lãi suất.
Thay vào đó, cuộc khủng hoảng bất động sản thương mại đang diễn ra sẽ buộc Fed phải cắt giảm lãi suất, sớm nhất là vào tháng 5, ông Sri-Kumar nhận đinh trên chương trình “Squawk Box” của CNBC vào hôm 9/2.
“Tôi thấy một cơn sóng thần trong ngành bất động sản thương mại đang đến gần. Fed có thể cắt giảm lãi suất trong nửa đầu năm nay, và có thể là vào cuộc họp tháng 5 hoặc tháng 6”, ông nói.
Sri-Kumar cho rằng với bài học từ cuộc khủng hoảng năm 2008, Fed nên cắt giảm lãi suất càng sớm càng tốt để tránh thiệt hại tồi tệ nhất.
Nỗi lo về một cuộc khủng hoảng trong các ngân hàng khu vực của Mỹ nhen nhóm vào tuần trước khi cổ phiếu ngân hàng New York Community Bank (NYCB) lao dốc. Ngân hàng này đã công bố một báo cáo tài chính đầy thất vọng và phải cắt giảm cổ tức để nâng vốn. Những lo ngại một phần xuất phát từ chuyện ngân hàng gánh những khoản lỗ nặng đối với các khoản cho vay bất động sản thương mại.
Bất động sản thương mại hiện là nguồn cơn cho những mối lo trên thị trường tài chính. Lãi suất cao và giá trị tài sản không ổn định khiến các ngân hàng có thể phải gánh một núi nợ xấu khi người vay gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc tái cấp vốn cho các khoản thế chấp sắp đáo hạn.
Tuy nhiên, các quan chức và chuyên gia ngân hàng, bao gồm cả Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen, cho biết họ tin rằng tình trạng hỗn loạn ngân hàng trong năm vừa rồi là “đặc thù” và không gây rủi ro cho hệ thống tài chính trên quy mô rộng hơn.
Nhưng Sri-Kumar phản đối quan điểm này. Ông cho rằng đó thực sự là một rủi ro lớn hơn, không chỉ giới hạn ở NYCB và lấy dẫn chứng hậu quả từ vụ Evergrande của Trung Quốc.
Các mốc thời gian cắt giảm lãi suất đã bị đẩy lùi trong những tuần gần đây. Chủ tịch Fed Jerome Powell tiếp tục nhấn mạnh rằng chính sách tiền tệ lỏng hơn sẽ không xảy ra và ngân hàng trung ương cần bằng chứng thuyết phục hơn về việc lạm phát đang được kiểm soát.
Theo Business Insider
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Chuyển động thị trường
Xem tất cả >>- Đồng rúp Nga chạm đáy 2 năm so với đồng USD: Chuyện gì đang xảy ra?
- Dow Jones tăng dựng đứng 1.500 điểm, S&P 500 phá đỉnh mọi thời đại khi ông Trump đánh bại bà Harris
- Chứng khoán Mỹ tiếp tục phá đỉnh mọi thời đại, Dow Jones lần đầu tiên chọc thủng mốc 43.000: Tâm lý nhà đầu tư vẫn căng thẳng vì hàng loạt vấn đề nóng
- Chứng khoán Mỹ lập đỉnh chưa từng có trong lịch sử sau khi biên bản họp Fed được công bố, áp lực đè nén tâm lý nhà đầu tư dần được tháo gỡ
- Thị trường toàn cầu giật thót khi căng thẳng Trung Đông leo thang: Chứng khoán chìm trong sắc đỏ, giá dầu bật tăng