Không phải Mỹ hay Trung Quốc, đây mới là quốc gia sở hữu lượng "vàng trắng" đứng đầu thế giới: Trữ lượng 23 triệu tấn, các quốc gia đang đổ xô đến “đặt gạch”
Các quốc gia đang đổ xô đến quốc gia này để giành những hợp đồng khai thác trong bối cảnh nhu cầu về lithium ngày càng tăng vọt.
- 21-07-2023Một loại hạt của Lào đang được Việt Nam mạnh tay thu mua: Nhập khẩu tăng gần 400% trong nửa đầu năm, là mặt hàng nước ta nhập khẩu top đầu thế giới
- 19-07-2023Một loại quả bán tràn lan ở chợ Việt đang giúp người nông dân Ấn Độ trúng đậm: Giá tăng hơn 700%, người trồng thu lời gấp 20 lần so với năm trước
- 18-07-2023Không phải Trung Quốc hay Ấn Độ, đây mới là thị trường xe điện hấp dẫn nhất châu Á: Nhu cầu xe điện tăng đột biến chỉ trong 2 năm, thu hút hơn 2 tỷ USD đầu tư
Vào ngày 20/7, Tổng thống Bolivia - ông Luis Arce cho biết trữ lượng lithium của quốc gia này ước tính là 23 triệu tấn thay vì 21 triệu tấn như công bố trước đó. Các nghiên cứu của Chính phủ đã chỉ ra điều này và củng cố thêm vị thế của quốc gia Nam Mỹ này với tư cách là quốc gia dẫn đầu toàn cầu về tài nguyên lithium. Con số này được đưa ra sau khi hơn 66 giếng được triển khai thăm dò trên khắp các cánh đồng muối tại Coipasa và Pastos Grandes.
Tổng thống Luis Arce nói với các phóng viên rằng Chính phủ cũng đã bắt đầu đàm phán với các đại diện của Liên minh châu Âu về đầu tư vào các dự án lithium.
Ông Arce cho biết: “Mọi con mắt đang đổ dồn về Mỹ Latinh và Bolivia vì sự giàu có của chúng tôi về lithium và các khoáng sản chiến lược” đồng thời cho biết thêm rằng tại Hội nghị thượng đỉnh với các đại diện của EU tại Brussels vào đầu tuần vừa qua, không chỉ có sự quan tâm đến lithium mà cả các khoáng sản và kim loại khác ở Bolivia.
Các kim loại như bạc, kẽm, chì và thiếc cũng đang được đẩy mạnh khai thác trong nước.
Trong nửa đầu năm nay, quốc gia này đã ký ba thỏa thuận về lithium với hai công ty Trung Quốc và một công ty Nga cam kết đầu tư tổng cộng 2,8 tỷ USD để công nghiệp hóa các nguồn tài nguyên của Bolivia.
Kim loại trắng quý hiếm này là một thành phần quan trọng trong pin dùng để cung cấp năng lượng cho xe điện, đã chứng kiến giá của nó tăng vọt trong những năm gần đây khi các nhà sản xuất ô tô vội vã chuyển sản xuất khỏi xe động cơ đốt trong để tuân thủ các quy định nghiêm ngặt hơn nhằm hạn chế biến đổi khí hậu.
Theo ước tính của Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS), "tam giác lithium" của Nam Mỹ nắm giữ hơn một nửa nguồn tài nguyên lithium của thế giới. Tuy nhiên, trữ lượng của Bolivia vượt qua các nước láng giềng Argentina và Chile, ước tính lần lượt là 20 triệu tấn và 11 triệu tấn.
Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), tính đến năm 2019, có khoảng 80 triệu tấn trữ lượng được xác định trên toàn cầu. Con số này tăng gần 30% so với một năm trước đó.
Giá kim loại làm pin bắt đầu tăng vào năm 2021 và sau đó đạt mức cao lịch sử vào năm 2022 bởi các quốc gia trên toàn cầu đều theo đuổi mục tiêu giảm lượng khí thải carbon. Tại Trung Quốc, sản lượng phương tiện sử dụng năng lượng mới (NEV) tại quốc gia này đã tăng gấp đôi vào năm 2022, khiến các nhà sản xuất vật liệu pin đổ xô đi mua kim loại, nhưng sản xuất tại các mỏ không thể theo kịp nhu cầu.
Với những xu hướng sản xuất này dự kiến sẽ tăng tốc trong những năm tới khi quá trình chuyển đổi năng lượng tăng tốc, sự quan tâm đến kim loại màu trắng bạc này sẽ tiếp tục tăng lên và các nhà phân tích kỳ vọng nhu cầu toàn cầu sẽ tăng hơn gấp đôi vào năm 2024. IEA nhận thấy nhu cầu sẽ tăng lên khoảng 13 lần so với mức của năm 2021 vào năm 2050 nếu các mục tiêu phát thải khí nhà kính bằng 0 được thực hiện sau đó. Cơ quan này cho biết giá coban sẽ tăng gấp ba và giá niken sẽ tăng gấp đôi.
Theo Reuters
Nhịp sống thị trường