Không phải Nga hay Trung Đông, lộ diện ông trùm cung cấp dầu thô lớn nhất cho Việt Nam năm 2023, giá rẻ cực hấp dẫn
Dầu thô nhập khẩu từ quốc gia này đã giảm mạnh 17% trong năm 2023.
- 21-01-2024Không phải BYD, thương hiệu quen mặt với người Việt trở thành đối thủ lớn nhất của Tesla, âm thầm ‘nuốt’ thị phần tại Mỹ trong năm 2023
- 21-01-2024Một loại thực phẩm ‘ngon - bổ - rẻ’ của Việt Nam siêu đắt hàng tại Italy: Xuất khẩu tăng hơn 400%, cả châu Âu đều cực ưa chuộng
- 17-01-2024'Kho báu' nghìn tỷ dưới lòng đất của Việt Nam: Hiếm có khó tìm trên thế giới, bao nhiêu Trung Quốc cũng mua - nhập khẩu tăng 400%
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong năm 2023, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 11,1 triệu tấn dầu thô, tương đương hơn 7,1 tỷ USD, tăng 9,7% về lượng nhưng giảm 8,6% so với năm 2022.
Riêng tháng 12, nhập khẩu dầu thô đạt hơn 1,2 triệu tấn với trị giá đạt hơn 839 triệu USD, tăng mạnh 48,3% về lượng và tăng 40,2% về trị giá so với tháng trước đó.
Đáng nói, hơn 80% dầu thô nhập về Việt Nam đến từ một quốc gia là Kuwait. Trong năm 2023, nước ta đã nhập khẩu từ Kuwait hơn 9 triệu tấn dầu thô, trị giá hơn 5,58 tỷ USD, tăng 7% về lượng nhưng giảm mạnh 34% về trị giá so với năm 2022. Giá nhập khẩu bình quân trong năm 2023 đạt 618 USD/tấn, giảm 17% so với năm 2022.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng nhập dầu thô từ Malaysia với trị giá hơn 58 triệu USD, sản lượng đạt 77.026 tấn.
Kuwait là thị trường cung cấp chủ đạo trong nhiều năm qua. Trong năm 2022, Việt Nam đã chi hơn 6,3 tỷ USD để nhập khẩu dầu thô từ Kuwait với hơn 8,4 triệu tấn. Cũng trong năm 2022, tổng sản lượng nhập khẩu dầu thô của nước ta đạt 10,2 triệu tấn với kim ngạch 7,81 tỷ USD, tăng 1,6% về lượng nhưng tăng vọt 50,1% về trị giá so với năm 2021.
Kuwait hiện là nhà khai thác với nguồn cung lớn thứ năm của OPEC sau Saudi Arabia, Iraq, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Iran, đồng thời xếp thứ 9 trong bảng xếp hạng các nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới trong năm 2022 với sản lượng trung bình là 2,7 triệu thùng/ngày, tăng đáng kể so với năm 2021.
Trung bình trong năm 2023, Kuwait đã bơm 2,55 triệu thùng dầu thô mỗi ngày, giảm mạnh so với năm 2022 do quốc gia này nằm trong số các thành viên của OPEC+ đã thông báo cắt giảm sản lượng bổ sung từ tháng 5 đến tháng 12 năm 2023.
Trong năm tới, hạn ngạch khai thác của Kuwait là 2,676 triệu thùng/ngày, OPEC cho biết các quốc gia thành viên quyết định gia hạn các khoản cắt giảm sản lượng cho đến cuối năm 2024, “nhằm đạt được và duy trì sự ổn định cho thị trường dầu mỏ, đồng thời đưa ra hướng đi dài hạn cho thị trường."
Hầu hết các hoạt động sản xuất dầu trong nước diễn ra ở phía đông nam Kuwait, đặc biệt là ở mỏ Burgan rộng lớn, nơi sản xuất hơn 1,6 triệu thùng mỗi ngày. Doanh thu từ dầu mỏ của Kuwait đạt gần 82 tỷ USD theo số liệu trong ngân sách năm tài chính kết thúc vào ngày 31 tháng 3 năm 2023 do giá dầu tăng mạnh trong năm 2022. Dầu mỏ đã tạo ra hơn 90% GDP của quốc gia này.
Việt Nam vẫn phải nhập nhiều dầu thô nhằm đáp ứng đủ đầu vào cho 2 nhà máy lọc dầu trong nước, gồm Dung Quất và Nghi Sơn. 80% dầu thô phục vụ cho 2 nhà máy này đến từ nguồn nhập khẩu, còn xăng dầu thành phẩm vẫn cần nhập thêm khoảng 30% mới đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Hoạt động nhập khẩu dầu thô và xăng dầu cũng chịu sự tác động mạnh khi thế giới biến động do mức phụ thuộc là rất lớn.
Nhịp sống thị trường