Không phải nhà con hay viện dưỡng lão, cụ ông 65 tuổi thừa nhận: Đây mới thực sự là nơi ‘trú ẩn’ tuổi già
Ở tuổi 65, cụ ông người Trung Quốc không chọn cuộc sống ở nhà các con, cũng chẳng phải viện dưỡng lão. Dẫu vậy, ông vẫn cảm thấy hạnh phúc với những gì đang diễn ra.
- 24-12-2023‘Thần đồng chín ép’ 10 tuổi đỗ ĐH, được bố xây riêng trường đào tạo nhưng sống chật vật với lương 5 triệu đồng/tháng
- 20-12-20231 loại quả béo ngậy nhưng hạ đường huyết hiệu quả, cứu tinh của người giảm cân: Rất sẵn ở chợ Việt
- 16-12-2023Nhờ 1 điểm 'vàng' trong CV, nam ứng viên được nhà tuyển dụng mời về làm Giám đốc, sẵn sàng chiêu mộ với mức lương khủng
Cuộc sống ở nơi không phải nhà con hay viện dưỡng lão
Sau 2 năm sống ở nhà con trai, con gái, cùng 1 năm trải nghiệm ở viện dưỡng lão, ông Vương (65 tuổi, Nam Ninh, Trung Quốc) đã chia sẻ trên trang blog của mình: “Tôi cảm thấy đó thực sự là những tháng ngày tẻ nhạt và đơn điệu. Hàng ngày, tôi chỉ lặp đi, lặp lại những hoạt động như ăn và ngủ. Tôi cảm thấy mình như một cỗ máy vô hồn.
Ở nhà con, tôi chỉ có thể xem TV ngày ngày. Các con cũng bận công việc nên sống cùng nhà nhưng ít khi có dịp được quây quần trò chuyện. Trong viện dưỡng lão, dẫu được các y tá chăm sóc nhưng tôi không tìm thấy sự hòa hợp với những cụ già trong đó”.
Trong 3 năm đó, ông Vương thừa nhận mình như đang tồn tại chứ không phải sống để tận hưởng. Không muốn những tháng ngày cuối đời trở nên vô nghĩa, cụ ông 65 này quyết định chuyển cuộc sống sống vào khách sạn dành cho người già để nghỉ hưu. Tại đây, ông được sống riêng trong căn phòng riêng với đầy đủ tiện nghi, có phòng ngủ riêng, chỗ tiếp khách. Thậm chí, ông có thể đặt phục vụ làm món ăn mình thích thay vì sử dụng theo khẩu phần đã lên như ở trong viện dưỡng lão. Thêm nữa, do mỗi phòng có 1 y tá riêng chăm sóc nên tình hình sức khỏe, chế độ tập luyện, chế độ ăn uống có vấn đề gì đều được phát hiện kịp thời.
“Sau khi chuyển đến đây, cuộc sống của tôi trở nên phong phú hơn rất nhiều. Tôi được tham gia những hoạt động thú vị hơn như học viết thư pháp hay luyện vẽ mỗi ngày. Thậm chí, tôi còn tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ giúp tìm lại những niềm đam mê ngày trẻ. Đồng thời, tại đây, tôi cũng tìm được những người bạn cùng chí hướng. Nhờ thế, những nỗi niềm tuổi già được san sẻ”, ông Vương vừa nói vừa cười đầy hài lòng.
Được học và được làm quen với nhiều người bạn cùng chí hướng, cụ ông này cảm thấy mình sống có ích. Thêm nữa, do chăm chỉ tham gia các hoạt động văn nghệ, ông Vương không còn cảm thấy đau nhức đầu gối mỗi khi thời tiết thay đổi. “Tôi thấy mình như trẻ ra cả chục tuổi. Giây phút được lên sân khấu biểu diễn, tôi như lấy lại sức sống của tuổi trẻ”, cụ ông chia sẻ.
Không chỉ có các hoạt động phong phú, ông Vương cho biết các nhân viên ở đây chăm sóc người già cũng vô cùng tận tình. “Y tá và các cụ già ở đây coi nhau như người nhà. Họ chăm sóc chúng tôi một cách chu đáo. Khi cảm thấy không khỏe, người phục vụ sẽ đưa tôi vào bệnh viện gặp bác sĩ và chăm sóc hết lòng cho đến khi bình phục. Sống tại đây, tôi cảm nhận được hơi ấm của gia đình”, ông chia sẻ.
Không phải cứ ở bên các con mới là hạnh phúc
Sự hài lòng và niềm vui về cuộc sống hiện tại thể hiện rõ trong ánh mắt và giọng nói của ông Vương khi chia sẻ về những tháng ngày hiện tại.
Dẫu không có con cháu ở bên chăm sóc, xong cụ ông này vẫn cảm thấy những năm cuối đời đầy ý nghĩa. “Các con ở xa vẫn thường xuyên gọi điện và sắp xếp thời gian 2-3 tháng lại đến thăm tôi. Tôi nghĩ cuộc sống tuổi xế chiều như thế này là đủ”.
Nhiều người thường nói rằng tuổi già hạnh phúc là được ở bên con cái. Điều này đúng. Tuy nhiên, mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Ông Vương nghĩ rằng không thể vì mong muốn của mình mà không để tâm đến cuộc sống của các con. Ngày nay, người trẻ rất bận rộn với công việc, học tập. Chúng có quá nhiều việc khác nhau cần giải quyết và cũng có những ước mơ để theo đuổi.
Đôi lúc chính các con còn không có thời gian chăm lo cho bản thân thì sao có thể đòi hỏi chúng phải chăm sóc cả cha mẹ nữa. Ông Vương nghĩ chỉ cần các con yêu thương mình, thì dù ở gần hay xa, chúng vẫn sẽ quan tâm, chăm sóc mà gia đình vẫn hòa thuận.
“Còn bây giờ nhân lúc vẫn còn khỏe mạnh, tôi muốn để các con được sống thoải mái. Lúc trẻ, tôi ao ước có được sự tự do, thế nên giờ tôi cũng muốn cho con được tự do tận hưởng cuộc sống của chính mình. Với nhiều người, cuộc sống ở đây có thể không phải là nơi trú ẩn tốt nhất lúc về già, thế nhưng với bản thân tôi, đây là sự lựa chọn phù hợp nhất với mình”, ông Vương bộc bạch.
Phụ nữ số