Không phải Thái Lan, đây chính là thị trường xe điện đang 'ăn nên làm ra' nhất Đông Nam Á - doanh số tăng 2,4 lần trong nửa đầu năm
Doanh số bán ô tô của quốc gia này đã vượt qua Thái Lan trong khi xe điện tăng đến 2,4 lần.
- 30-08-2024Mỹ, Trung Quốc đua nhau từng mm nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam: Thu về hơn 32 tỷ USD kể từ đầu năm, nước ta đang là nhà xuất khẩu top 2 thế giới
- 29-08-2024Trình làng pin thể rắn thế hệ mới: Mật độ 280Wh/kg, tuổi thọ 600 chu kỳ sạc xả
- 28-08-2024Sedan ngang cỡ Toyota Camry giá hơn 400 triệu đồng, một lần sạc đi hơn 600 km
Theo Nikkei Asia, Malaysia đã chứng kiến doanh số ô tô tăng vọt kể từ đầu năm đến nay và chỉ còn cách thị trường lớn nhất là Indonesia 8.000 chiếc trong quý 2.
Cụ thể, Malaysia đã vượt qua Thái Lan để giành vị trí thứ hai với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. Dữ liệu bán hàng trong quý 2 của Nikkei tại 5 quốc gia bao gồm Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines và Việt Nam cho thấy doanh thu bán hàng của Malaysia chỉ cách Indonesia 8.134 xe, giảm đáng kể so với khoảng cách 89.474 xe trong quý 1/2023.
Theo Hiệp hội Ô tô ở Malaysia, doanh số ô tô đã tăng 8% so với một năm trước đó lên 184,702 xe trong quý 2, dẫn đầu là các thương hiệu ô tô quốc gia là Perodua và Proton.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Malaysiađạt 5,9% so với cùng kỳ năm. Lạm phát ở mức 1,7% đến 2,0% và việc đồng ringgit tăng giá đã mang lại sự thoải mái cho người tiêu dùng cân nhắc các sản phẩm có giá trị lớn như ô tô.
Proton và Perodua phổ biến vì giá cả cạnh tranh. Chính sách của Chính phủ hỗ trợ các thương hiệu quốc gia thông qua thuế nhập khẩu cao, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bán hàng đối với xe nước ngoài. Perodua được hưởng lợi từ quan hệ đối tác với Daihatsu và Toyota mang đến các mẫu xe đa dạng, dịch vụ hậu mãi tốt và tiết kiệm nhiên liệu.
Xe điện và xe hybrid đang thúc đẩy doanh số bán hàng chung. Trong nửa đầu năm, doanh số bán xe điện của Malaysia đạt tổng cộng 10.663 xe, gấp 2,4 lần một năm trước đó. Doanh số bán xe hybrid là 11.722 chiếc, tăng 21,8%.
Rasman Abdullah, người đứng đầu đại lý ô tô Honda ở Glenmarie, lưu ý rằng nhu cầu về xe hybrid đã tăng vọt, với doanh số tăng khoảng 30% trong nửa đầu năm nay.
Ông cho biết: “Có lượng đơn đặt hàng tồn đọng đối với các mẫu xe hybrid của Honda, bao gồm HR-V, CR-V và City. Nhu cầu đặc biệt cao kể từ đầu năm 2024”. Ông cũng nhận thấy số lượng đơn đặt hàng tăng lên trong cả quý 2 và quý 3, với kỳ vọng rằng nhu cầu sẽ tiếp tục tăng vào cuối năm.
Corolla Cross hybrid của Toyota vẫn là mẫu xe phổ biến nhất với 3.869 chiếc được bán ra, tiếp theo là HR-V hybrid của Honda với 2.750 chiếc. Đúng như nhận định của đại lý, Honda đang thống trị phân khúc xe hybrid với các mẫu xe City, CR-V và Civic.
Sự trỗi dậy của Malaysia trên thị trường ô tô Đông Nam Á đến trong bối cảnh doanh số bán ô tô của Indonesia chậm lại.
Theo Hiệp hội Công nghiệp Ô tô Indonesia, doanh số bán ô tô trong quý 2 đã giảm 14% so với một năm trước đó. Mức giảm này thấp hơn mức 24% của quý đầu tiên, nhưng doanh số hàng tháng đã giảm so với cùng kỳ năm trước trong 13 tháng liên tiếp kể từ tháng 7 năm 2023.
Nguyên nhân là do khách hàng lo lắng về giá xăng và chi phí bảo dưỡng tăng, lãi suất tăng và sự suy yếu của đồng rupiah so với đồng USD đã làm giảm sức mua của người tiêu dùng.
Thị trường Thái Lan cũng đang trong tình trạng sụt giảm. Theo Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan, doanh số bán ô tô trong quý 2 đã giảm 24% so với cùng kỳ năm trước, sau khi quý 1 giảm 25%.
Một trong những yếu tố cản trở tiêu dùng là các ngân hàng Thái Lan thắt chặt cho vay mua ô tô do nợ hộ gia đình cao, chiếm tới 91% GDP vào giữa năm nay.
Theo Nikkei Asia
Nhịp sống thị trường