Không phải Thái Lan hay Ấn Độ, quốc gia châu Á này được dự báo sẽ thay thế Trung Quốc trong ngành xe điện: Ưu đãi ngập trời để kéo các ‘đại bàng’, dự kiến sản xuất 600.000 xe điện vào năm 2030
Quốc gia này sẽ giảm thuế nhập khẩu từ 50% xuống 0% để thu hút đầu tư từ các hãng xe điện.
- 11-08-2023Nga hay Trung Đông xưa rồi, đây mới là mỏ vàng khí đốt mà các quốc gia đang tranh giành để đầu tư, sẵn sàng trở thành 'ông trùm' năng lượng của thế giới
- 11-08-2023Vượt qua Indonesia, một quốc gia châu Âu tăng nhập khẩu 'hạt vàng hạt bạc' của Việt Nam hơn 7.000% trong 7 tháng đầu năm
- 08-08-2023Xuất khẩu “vàng đen” của Việt Nam sang một quốc gia châu Âu bất ngờ tăng hơn 21.000% chỉ trong nửa đầu năm
Mới đây Indonesia cho biết họ sẽ gia hạn thêm cho các nhà sản xuất ô tô thêm 2 năm để đủ điều kiện nhận ưu đãi xe điện tại thị trường ô tô lớn nhất Đông Nam Á, một động thái sau các cam kết đầu tư của thương hiệu Neta của Trung Quốc và Mitsubishi Motors.
Các động thái được công bố tại triển lãm ô tô Jakarta diễn ra khi Indonesia chạy đua với Thái Lan và Ấn Độ để xây dựng ngành công nghiệp xe điện thay thế cho Trung Quốc - nhà sản xuất lớn nhất thế giới.
Theo các quy tắc đầu tư nới lỏng được công bố trong ngày 10/8, các nhà sản xuất ô tô cần cam kết sản xuất ít nhất 40% bộ phận của xe điện ở Indonesia vào năm 2026 để đủ điều kiện nhận ưu đãi, muộn hơn hai năm so với mục tiêu ban đầu. Ngưỡng 40% đã được thiết lập để khuyến khích sản xuất pin trong nước.
“Việc nới lỏng yêu cầu nội địa hóa là để thu hút các nhà đầu tư”, Bộ trưởng Công nghiệp Indonesia - ông Agus Gumiwang Kartasasmita nói với các phóng viên bên lề triển lãm ô tô Jakarta.
Indonesia là thị trường ô tô lớn nhất Đông Nam Á và là trung tâm sản xuất lớn thứ hai sau Thái Lan. Toyota, chi nhánh Daihatsu và Honda chiếm 2/3 doanh số bán hàng nhưng đã chậm chuyển hướng sang xe điện.
Chính phủ Indonesia đã đặt mục tiêu đầy tham vọng là sản xuất khoảng 600.000 xe điện vào năm 2030. Con số này sẽ gấp hơn 100 lần số lượng bán ra ở Indonesia trong nửa đầu năm 2023.
Indonesia trước đó cho biết sẽ giảm thuế nhập khẩu từ 50% xuống 0% đối với các nhà sản xuất xe điện đang lên kế hoạch đầu tư. Điều đó được coi là nhằm thu hút các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc và có khả năng là Tesla - ông trùm xe điện mà Chính phủ đã theo đuổi từ lâu.
Ông Agus cho biết: “Chúng tôi tung ra các ưu đãi cho tất cả các nhà sản xuất ô tô toàn cầu, không chỉ cho một cái tên nhất định.”
Bộ công nghiệp cho biết Mitsubishi Motors đã cam kết khoảng 375 triệu USD để mở rộng sản xuất, bao gồm cả xe điện Minicab-MiEV. Mitsubishi cho biết việc sản xuất xe điện sẽ bắt đầu vào tháng 12 tới đây.
Neta, một thương hiệu xe điện của công ty ô tô năng lượng mới Hozon của Trung Quốc, cho biết họ đã bắt đầu nhận đơn đặt hàng cho dòng xe điện Neta V và sẽ bắt đầu sản xuất tại địa phương vào năm 2024.
Cho đến nay, chỉ có hai nhà sản xuất đã chuyển dây chuyền sản xuất sang Indonesia để đủ điều kiện nhận ưu đãi đầy đủ là Wuling Motors và Hyundai. Cả hai đều có nhà máy bên ngoài Jakarta và dẫn đầu thị trường về doanh số bán xe điện.
Wuling cung cấp xe điện rẻ nhất tại một thị trường mà các nhà phân tích cho rằng khả năng chi trả là một thách thức trong việc áp dụng xe điện rộng rãi hơn. Nhà sản xuất ô tô Trung Quốc có kế hoạch công bố một phiên bản rẻ hơn của Air EV, bắt đầu từ khoảng 13.200 USD. Wuling đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.
Trong bài thuyết trình của mình tại Triển lãm ô tô quốc tế Gaikindo Indonesia bên ngoài Jakarta, Toyota đã giới thiệu các mẫu xe hybrid được sản xuất trong nước. Toyota cho biết họ sẽ triển khai 200 trạm sạc tại các đại lý nhưng chưa cam kết xây dựng xe điện tại địa phương.
Theo Reuters
Nhịp sống thị trường