Không phải Tư Mã Ý, đây mới là người 2 lần "bắt thóp", đập tan kế hoạch tập kích bất ngờ vào đất Ngụy của Gia Cát Lượng
Nếu không có nhân vật này nhìn thấu kế hoạch của Gia Cát Lượng và đưa ra phương án phá vỡ, kết quả chiến dịch Bắc phạt của Khổng Minh tiên sinh có thể đã khác.
- 14-01-2021Nổi tiếng thần cơ diệu toán, liệu sự như thần, Gia Cát Lượng không ngờ lại luôn canh cánh lo sợ 1 người này
- 13-01-20215 mưu sĩ tài ba nhất thời Tam Quốc: Gia Cát Lượng chỉ đứng thứ hai, vậy ai xứng đáng là người xếp thứ nhất?
- 12-01-2021Nhân tài Tam Quốc đoán trước được tương lai của Gia Cát Lượng, tiếc rằng Lưu Bị không thể chiêu mộ
Trong lịch sử, Gia Cát Lượng đã từng năm lần đưa quân Bắc phạt, nhưng đều không tạo ra được những đòn công kích chí mạng với quân Ngụy. Nhiều người nói rằng, nguyên nhân là do Gia Cát Lượng gặp phải khắc tinh của ông là Tư Mã Ý.
Nhưng trên thực tế, Tư Mã Ý vẫn có điểm e sợ, đố kỵ với Gia Cát Lượng, cho nên khi làm việc gì ông cũng luôn tính toán cẩn thận. Dù vậy thì đến cuối cùng Gia Cát Lượng ngay cả khi đã chết vẫn có thể dọa cho Tư Mã Ý sợ chạy.
Thế nhưng thuộc hạ của Tư Mã Ý – Quách Hoài thì lại không hề e sợ Gia Cát Lượng, Quách Hoài hai lần hiến kế đều thành công phá vỡ âm mưu của Khổng Minh. Nếu khi ấy, Ngụy quân không có Quách Hoài đứng ra hiến kế thì kết quả Bắc phạt thế nào cũng khó mà nói trước được.
Phá tan kế hoạch của Gia Cát Lượng lần thứ nhất
Biết tin Gia Cát Lượng đóng quân ở đồng bằng Ngũ Trượng, Tư Mã Ý thở phào một hơi. Khi ấy, đại quân của Tư Mã Ý vừa đến bờ Bắc sông Vị. Đa số tướng lĩnh đều cho rằng nên tiếp tục chờ đợi, bảo toàn lực lượng, tiếp tục đóng quân ở bờ Bắc sông Vị, chờ Gia Cát Lượng đưa quân đến đánh.
Nhưng Tư Mã Ý lại cho rằng, phía Nam sông Vị là khu vực dân cư đông đúc, nhất định phải giành được, tuyệt không thể để Gia Cát Lượng chiếm được khu vực ấy, cho nên Tư Mã Ý liền hạ lệnh cho toàn quân gia tăng tốc độ hành quân, đến bờ sông Vị cũng không dừng lại mà tiếp tục vượt sông, đóng quân tử chiến.
Nhưng bước tiếp theo Gia Cát Lượng sẽ làm gì? Tư Mã Ý lâm vào trầm tư, bế tắc.
Hình ảnh nhân vật Quách Hoài trên phim.
Lúc ấy Thứ sử Ung Châu là Quách Hoài ngay lập tức đoán được ý đồ của Gia Cát Lượng, ông cho rằng mục tiêu tấn công tiếp theo của Gia Cát Lượng nhất định là ở khu vực Bắc Nguyên, nên đã đề xuất với Tư Mã Ý lập tức xuất quân chiếm lấy Bắc Nguyên, giành lấy thế chủ động trong trận chiến.
Đề xuất của Quách Hoài khi đó bị đa số tướng lĩnh quân Ngụy nghi ngờ. Song Quách Hoài vẫn kiên định với ý kiến của mình, cuối cùng còn thuyết phục được Tư Mã Ý cho phép ông tự mình dẫn quân đi trấn thủ Bắc Nguyên.
Ngay khi Quách Hoài vừa hoàn tất công tác phòng ngự ở Bắc Nguyên thì Gia Cát Lượng cũng vừa lúc đưa quân đuổi tới tấn công Bắc Nguyên. Chỉ có điều Gia Cát Lượng đã không ngờ được rằng lại gặp Quách Hoài ở đó.
Trải qua giao chiến kịch liệt, đại quân Bắc phạt vẫn không thể công phá được Bắc Nguyên, cuối cùng không thể không rút quân quay về. Lần tập kích đầu tiên của Gia Cát Lượng cứ thế mà thất bại giữa chừng.
Phá tan kế hoạch của Gia Cát Lượng lần thứ hai
Tập kích Bắc Nguyên không thành, đại quân Bắc phạt bất ngờ đổi hướng tấn công sang phía Tây. Khi ấy, nội bộ quân Tư Mã Ý lại phát sinh bất đồng ý kiến, đa số tướng lĩnh cho rằng nên tập trung binh lính, chặn đường quân của Gia Cát Lượng nhưng Quách Hoài lại hết sức phản đối ý tưởng này.
Ông cho rằng, việc quân Bắc phạt tấn công phía Tây chỉ là kế giả vờ, mục đích là muốn dương Tây kích Đông, mục tiêu công kích thật chính là phía Đông Dương Toại.
Hình ảnh nhân vật Tư Mã Ý trên phim.
Sau cùng, trải qua tranh chấp kịch liệt, Tư Mã Ý lần nữa lựa chọn thực hiện theo chiến thuật của Quách Hoài, cử Quách Hoài cùng Tướng quân Hồ Tuân đem quân đến Dương Toại, dựng đá bố trí hàng phòng thủ, còn đại quân chủ lực thì tăng tốc, đẩy nhanh việc đóng quân ở phía Nam sông Vị.
Trong lúc Ngụy quân bí mật điều động, Gia Cát Lượng cũng bất ngờ thay đổi chiến thuật, hạ lệnh toàn quân đổi hướng tấn công sang phía đông, tiến về Dương Toại. Lại thêm một lần nữa, Gia Cát Lượng tính toán sai.
Đại quân Bắc phạt gặp phải sự chống trả ngoan cường của Quách Hoài và Hồ Tuân, trận đột kích biến thành trận giao chiến, quân Bắc phạt không giành được lợi thế gì, cho nên đành phải rút quân trở về đồng bằng Ngũ Trượng.
Cứ thế, cả hai lần dụng tâm tính toán, lên kế hoạch bất ngờ tập kích của Gia Cát Lượng đều bị Quách Hoài nhìn thấu, phá vỡ, tình hình chiến sự không có thêm bước tiến nào khác, quân Bắc phạt cùng quân đội nhà Ngụy hình thành cục diện giằng co bất lợi, rơi vào tình thế bế tắc.
Pháp luật và Bạn đọc