MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Không phải ung thư, WHO cảnh báo đây mới là căn bệnh gây tử vong số 1 toàn cầu, 80% có thể ngăn chặn nếu thực hiện 4 thói quen tốt

28-01-2021 - 08:35 AM | Sống

Không phải ung thư, WHO cảnh báo đây mới là căn bệnh gây tử vong số 1 toàn cầu, 80% có thể ngăn chặn nếu thực hiện 4 thói quen tốt

Mặc dù bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu nhưng theo WHO, hầu hết các bệnh tim mạch có thể được ngăn ngừa bằng cách thực hiện các thói quen tốt.

Ai cũng nghĩ rằng ung thư là căn bệnh gây tử vong nhiều nhất trên toàn cầu xong thực tế, theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) bệnh tim mạch mới là nguyên nhân tử vong số 1. Hàng năm số người chết vì căn bệnh này nhiều hơn bất kỳ nguyên nhân nào khác.

Ước tính có khoảng 17,9 triệu người chết vì bệnh tim mạch vào năm 2016, chiếm 31% tổng số ca tử vong toàn cầu. Trong số những ca tử vong này, 85% là do đau tim và đột quỵ.

Theo định nghĩa của WHO, bệnh tim mạch là một nhóm các rối loạn của tim và mạch máu. Chúng bao gồm:

- Bệnh tim mạch vành - bệnh của các mạch máu cung cấp cho cơ tim;

- Bệnh mạch máu não - bệnh của các mạch máu cung cấp cho não;

- Bệnh động mạch ngoại vi - bệnh của các mạch máu cung cấp cho cánh tay và chân;

- Bệnh thấp tim - tổn thương cơ tim và van tim do sốt thấp khớp, do vi khuẩn liên cầu gây ra;

- Bệnh tim bẩm sinh - dị tật cấu trúc tim tồn tại khi sinh ra;

- Huyết khối tĩnh mạch sâu và thuyên tắc phổi - các cục máu đông trong tĩnh mạch chân, có thể bong ra và di chuyển đến tim và phổi.

Trong đó, đau tim và đột quỵ thường là những cơn cấp tính và chủ yếu là do tắc nghẽn khiến máu không thể lưu thông đến tim hoặc não.

Không phải ung thư, WHO cảnh báo đây mới là căn bệnh gây tử vong số 1 toàn cầu, 80% có thể ngăn chặn nếu thực hiện 4 thói quen tốt - Ảnh 1.

Bệnh tim mạch là nguyên nhân tử vong số 1 trên toàn cầu.

Mặc dù bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu nhưng theo WHO, hầu hết các bệnh tim mạch có thể được ngăn ngừa bằng cách thực hiện các thói quen tốt.

4 thói quen tốt có thể bảo vệ bạn khỏi bệnh tim mạch bao gồm

Các nghiên cứu của WHO cho thấy, 80% các bệnh tim mạch và mạch máu não có thể được ngăn chặn kịp thời. Nếu muốn phòng ngừa hiệu quả, bạn cần thực hiện 4 thói quen tốt sau đây:

1. Từ bỏ hoàn toàn thuốc lá

WHO cho rằng thuốc lá rất có hại cho sức khỏe con người. Một số nghiên cứu cho rằng thuốc lá chứa nhiều nicotin và hơn 400 chất độc hại. Trong đó, chất nicotin trong thuốc lá có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa mạch máu và gây ra nhiều loại bệnh tim mạch và mạch máu não.

Một nghiên cứu trên Tạp chí Y khoa Anh cho thấy hút một điếu thuốc mỗi ngày làm tăng 74% xác suất nam giới mắc bệnh tim mạch vành và 119% ở nữ giới.

2. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh

Một chế độ ăn uống lành mạnh nghĩa là không chỉ cần giảm lượng muối, chất béo tổng... mà còn phải bổ sung đầy đủ rau và trái cây. WHO khuyến cáo mọi người nên tiêu thụ khoảng 400g rau xanh, trái cây mỗi ngày.

Không phải ung thư, WHO cảnh báo đây mới là căn bệnh gây tử vong số 1 toàn cầu, 80% có thể ngăn chặn nếu thực hiện 4 thói quen tốt - Ảnh 2.

Một chế độ ăn uống lành mạnh nghĩa là không chỉ cần giảm lượng muối, chất béo tổng... mà còn phải bổ sung đầy đủ rau và trái cây.

Ngoài ra, cần bổ sung nước kịp thời, bổ sung đủ nước có lợi cho việc pha loãng máu và ngăn ngừa các bệnh tim mạch và mạch máu não.

3. Tập thể dục đều đặn

Theo WHO, lười vận động sẽ là một trong những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch.

Vì vậy. nếu muốn phòng bệnh cần tập thể dục thường xuyên. Bạn nên tập thể dục nửa tiếng mỗi ngày và ít nhất 5 ngày một tuần.

Không phải ung thư, WHO cảnh báo đây mới là căn bệnh gây tử vong số 1 toàn cầu, 80% có thể ngăn chặn nếu thực hiện 4 thói quen tốt - Ảnh 3.

Theo WHO, lười vận động sẽ là một trong những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch.

4. Kiểm tra và kiểm soát kịp thời nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Một trong những điểm mấu chốt trong công tác phòng chống bệnh tim mạch là điều trị và phòng ngừa càng sớm càng tốt cho những bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh cao.

WHO khuyến cáo những người mắc bệnh tim mạch hoặc những người có nguy cơ tim mạch cao (do có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng lipid máu hoặc bệnh đã có sẵn) cần được phát hiện và xử trí sớm bằng cách thăm khám và điều trị cùng bác sĩ.

(Nguồn: WHO, Sohu)


Theo Đỗ Đỗ

Trí thức trẻ

Trở lên trên