Không phải uống càng nhiều nước càng tốt: 5 kiểu người uống quá nhiều nước có thể gây đột tử
Một việc đơn giản như uống nước cũng có thể mang lại bệnh tật, gây nguy hiểm tính mạng nếu làm sai cách.
- 02-02-2023Thêm kỷ tử vào nước nóng uống buổi sáng, sau 30 ngày cơ thể gặt hái được 5 lợi ích
- 27-01-2023Uống nước vào 2 thời điểm này trong ngày có tác dụng tương đương với "thuốc trường sinh"
- 27-01-2023Trẻ 10 tuổi nguy kịch do sốc phản vệ sau khi uống nước ngọt
- 26-01-20233 loại nước thường uống trong dịp Tết khiến đường huyết tăng nhanh, ngay cả người khỏe cũng nên tránh
Nước chiếm khoảng 50 - 70% trọng lượng cơ thể người. Nó có vai trò cực kỳ quan trọng, giúp duy trì sự sống và mọi hoạt động của chúng ta. Trong khi đó, hàng ngày chúng ta sẽ bị mất nước qua hơi thở, mồ hôi, nước tiểu và phân. Để cơ thể hoạt động bình thường, bạn phải bổ sung nước qua đường ăn hoặc uống, thậm chí truyền nước nếu cần.
Ảnh minh họa
Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học Quốc gia Hoa Kỳ khuyến cáo về lượng nước trung bình cần cung cấp cho cơ thể mỗi ngày ở người trưởng thành là: 3,7 lít với nam giới và 2,7 lít với nữ giới. Tuy nhiên, con số này không cố định mà thay đổi cho phù hợp với thể trạng, môi trường sinh sống, nhu cầu vận động và tình trạng sức khỏe. Các chuyên gia về sức khỏe trên khắp thế giới cũng thường khuyến nghị nên uống ít nhất 8 ly nước - tương đương với 2 lít nước mỗi ngày.
Cần phải hiểu rằng, uống đủ nước là thói quen tốt nhưng không phải uống càng nhiều càng tốt. Thậm chí, uống quá nhiều nước với 5 đối tượng dưới đây sẽ gây bệnh tật, thậm chí là đột tử:
1. Mắc bệnh tim mạch
Không ít người hiểu lầm rằng người có vấn đề về tim mạch nên uống nhiều nước để máu lưu thông tốt hơn. Tuy nhiên, đây là một sai lầm tai hại có thể khiến bạn trả giá bằng cả tính mạng.
Tim là cơ quan vận chuyển máu, trong khi nước sau khi hấp thụ sẽ đi vào máu, làm cho thể tích máu tăng lên và áp suất tăng lên. Nếu mắc các bệnh tim mạch, nhất là suy tim, teo cơ tim… thì chức năng này sẽ bị suy yếu. Lúc này, lượng nước trong cơ thể không thể hòa trộn với tế bào máu kịp thời, áp suất lại tăng cao nên áp lực cho tim rất lớn, co bóp quá nhanh. Hơn nữa còn gây áp lực lên phổi, chèn ép phổi.
Ảnh minh họa
Đó là lý do khiến tim của bệnh nhân tim mạch sẽ không thể chịu nổi khi bạn uống quá nhiều nước hoặc uống nước quá nhanh. Trường hợp nhẹ có thể gây khó thở, tức ngực. Còn trường hợp nặng có thể gây ngạt thở, trụy tim, nhồi máu cơ tim và đột tử nếu không được cấp cứu kịp thời.
2. Người thận yếu hoặc mắc bệnh thận
Lượng nước mà bạn tiêu thụ hàng ngày có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và sức khỏe của thận. Thận đóng vai trò giải độc trong cơ thể, khoảng 1/4 lượng chất thải cần được thận đào thải qua nước tiểu mỗi ngày. Do đó, những người khỏe mạnh được khuyên uống nhiều nước để giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.
Tuy nhiên, người thận kém không nên uống quá nhiều nước. Bởi vì người thận kém có khả năng trao đổi chất kém, tốc độ lọc chậm, bài tiết yếu. Nếu nước trong cơ thể nhiều, không thải ra ngoài được sẽ gây phù nề toàn thân, mất cân bằng điện giải trong cơ thể, tạo gánh nặng cho thận và đẩy nhanh quá trình tổn thương chức năng thận.
Còn nếu như đã mắc các bệnh về thận, đặc biệt là suy thận, viêm cầu thận, thận hư, viêm bể thận, ung thư thận… thì cần đặc biệt lưu ý khi uống nước. Đầu tiên là không nên uống nhiều nước cùng một lúc, không nên uống nước quá nhanh và lượng nước tiêu thụ mỗi ngày không nên quá nhiều. Tốt nhất là nên nằm trong khoảng trung bình trên 1,5 lít và dưới 2,2 lít hoặc có sự tư vấn cụ thể từ chuyên gia y tế sau khi thăm khám.
3. Người bị tăng nhãn áp
Tăng nhãn áp là do "thủy dịch" trong mắt không chuyển hóa được. Thủy dịch do thể mi tiết ra, chủ yếu bảo vệ hình thức nhãn cầu và chức năng thị giác, đồng thời cung cấp chất dinh dưỡng cho các mô như giác mạc và thủy tinh thể trong mắt. Việc uống thừa nước, quá nhiều nước sẽ làm tăng lượng thủy dịch và làm tình trạng tăng nhãn áp trở nên xấu đi.
Ảnh minh họa
Bởi vì nước cũng là nguyên nhân làm giảm quá trình thẩm thấu của máu, khiến cho nhãn áp tăng cao và làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Thế nên, bệnh nhân tăng nhãn áp nên kiểm soát lượng nước uống mỗi ngày của mình.
4. Người mắc bệnh gan
Người mắc bệnh gan, đặc biệt là xơ gan, ung thư gan, suy gan… tuyệt đối đừng nên uống quá nhiều nước mỗi ngày. Cũng lưu ý không uống nước tập trung vào một vài thời điểm mà nên uống rải rác cả ngày, mỗi lần uống một ít và chia thành từng ngụm nhỏ một cách chậm rãi.
Bởi vì khi mắc các bệnh kể trên, albumin trong máu không sản xuất được sẽ làm giảm áp suất thẩm thấu của máu. Từ đó làm cho các vi mạch mất chức năng "ngăn sự lưu thông tự do của máu". Nếu lúc này uống quá nhiều nước sẽ làm tăng thể tích máu và thẩm thấu máu nhanh hơn, khiến các mô bị chứa đầy dịch trong cơ thể, gây ra tình trạng tuần hoàn dịch và tuần hoàn máu bị rối loạn.
Đây cũng là nguyên nhân khiến bệnh nhân mắc bệnh gan giai đoạn cuối thường bị phù nề và gặp các biến chứng tim mạch. Trường hợp nặng còn có thể gây đột tử.
5. Người mắc bệnh tiểu đường
Những người có lượng đường trong máu cao không nên uống quá nhiều nước. Bởi vì uống nhiều nước không những không làm giảm lượng đường trong máu một cách hiệu quả, mà còn làm tăng gánh nặng cho cơ thể và gây ra phù nề, khó chịu hoặc đau đớn.
Ảnh minh họa
Bởi vậy, uống nhiều nước nhìn chung đem lại nhiều lợi ích nhưng vẫn có những trường hợp ngoại lệ. Ngoài ra, người khỏe mạnh cũng không nên uống nước “vô tội vạ” kẻo có thể gây ngộ độc nước, rối loạn natri máu rất nguy hiểm. Cũng nên học cách uống nước chậm và chia nhỏ lượng nước trong cả ngày dài. Đừng dùng nước ngọt hay rượu bia để thay thế nước lọc và ưu tiên nước ấm nhẹ từ 30 đến 40 độ C. Không uống nước quá nóng vì có thể ảnh hưởng tới khoang miệng và niêm mạc dạ dày, thậm chí là gây ung thư.
Nguồn và ảnh: HK01, Good Morning Health, QQ
Phụ nữ Việt Nam