Không thấy tín hiệu từ tàu Mặt Trăng, Ấn Độ vẫn có động thái gây kinh ngạc
Những người yêu thiên văn học đang hồi hộp theo dõi tín hiệu từ tàu Ấn Độ trên Mặt trăng.
- 24-09-2023Trung Quốc phát minh thành công một loại ‘vật liệu’ đặc biệt nhờ 'bí thuật' biến đổi gene, hiệu quả gấp 6 lần thông thường, dự kiến đem lại đột phá cho hàng loạt lĩnh vực từ y tế đến hàng không vũ trụ
- 24-09-2023Tăng trưởng GDP tới 38% nhờ tìm ra "báu vật": Quốc gia nghèo vẫn lo lắng vì "sắp hết thời gian" trước khi thế giới tiến đến cột mốc quan trọng
- 24-09-2023Nghịch lý ở thành phố trong top đắt đỏ nhất thế giới: Giá thuê nhà "dễ thở" hơn bao giờ hết, người trẻ tha hồ chọn nơi muốn sống với giá phải chăng
Đã quá 2 ngày kể từ khi bình minh trở lại trên Mặt trăng và bộ đôi tàu Ấn Độ là Vikram và Pragyan của sứ mệnh Chandrayaan-3 vẫn chưa "thức dậy".
Dù Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) đang nỗ lực chạy đua với thời gian để đánh thức Vikram Lander và Pragyan Rover, nhưng đến nay vẫn không có kết quả.
Để tàu đổ bộ Vikram và tàu thám hiểm Pragyan có thể sống sót qua đêm Trăng lạnh đến -200 độ C, cả hai cần có Thiết bị sưởi ấm đồng vị phóng xạ (RHU). Rất tiếc, ISRO không trang bị RHU cho 2 con tàu này.
Hình minh họa về tàu đổ bộ Ấn Độ trên Mặt trăng. Nguồn: TS2
Tuy chỉ còn 1 chút hy vọng mong manh cho sự trở lại của Vikram và Pragyan nhưng ISRO vừa có động thái mới khiến nhiều người kinh ngạc.
Tổ chức này tuyên bố sẽ đợi đến lúc Mặt trời lặn tiếp theo vào ngày 6/10 để hồi sinh tàu đổ bộ Vikram và tàu thám hiểm Pragyan của Chandrayaan-3.
"Chúng ta không biết khi nào Vikram và Pragyan sẽ thức dậy. Có thể là ngày mai, hoặc cũng có thể là những giờ cuối cùng của ngày Trăng.
Chúng tôi đang cố gắng thiết lập lại liên lạc với cả hai. Sẽ là một thành tựu tuyệt vời nếu tàu đổ bộ và tàu thám hiểm thức dậy", Giám đốc ISRO S. Somnath cho biết.
Nilesh M Desai, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng Không gian (SAC) của Ấn Độ cho biết, khả năng hồi sinh là 50-50%. Nếu thiết bị điện tử sống sót trong nhiệt độ cực lạnh, chúng ta sẽ nhận được tín hiệu.
Ngược lại, thì sứ mệnh cũng đã hoàn thành công việc của mình và sẽ ở lại vệ tinh tự nhiên của Trái đất với tư cách là Đại sứ Mặt trăng của Ấn Độ".
Ấn Độ là quốc gia đầu tiên phóng tàu đến vùng cực Nam Mặt trăng. Nguồn: Mashable
Sau hành trình kéo dài 40 ngày bay vào vũ trụ, tàu đổ bộ Vikram của sứ mệnh Chandrayaan-3 đã chạm xuống bề mặt Mặt trăng tại Điểm Shiv Shakti vào ngày 23/8/2023.
Thành tích này đưa Ấn Độ trở thành quốc gia đầu tiên phóng tàu đến vùng cực Nam Mặt trăng.
Sau khi di chuyển hơn 100 mét trên bề mặt Mặt trăng từ Điểm Shiv Shakti, tàu thám hiểm Pragyan (cùng tàu Vikram) đã đỗ an toàn và chuyển sang chế độ ngủ vào ngày 2/9/2023.
Nguồn: Livemint, ISRO
Báo Giao Thông