MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Không thiếu đất trồng, một loại hạt vẫn liên tục tràn vào Việt Nam với giá siêu rẻ: Brazil là tay buôn lớn nhất, nước ta nhập khẩu top đầu thế giới

23-01-2024 - 14:55 PM | Thị trường

Trong năm 2023, Việt Nam đã chi gần 3 tỷ để nhập khẩu loại hạt này.

Không thiếu đất trồng, một loại hạt vẫn liên tục tràn vào Việt Nam với giá siêu rẻ: Brazil là tay buôn lớn nhất, nước ta nhập khẩu top đầu thế giới - Ảnh 1.

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu ngô các loại trong năm 2023 đạt trên 9,71 triệu tấn, trị giá gần 2,87 tỷ USD, giá trung bình 295,2 USD/tấn, tăng 1,1% về lượng, nhưng giảm 14,1% kim ngạch và giảm 15,1% về giá so với năm 2022.

Trong đó, riêng tháng 12/2023 đạt 1,35 triệu tấn, tương đương 347,08 triệu USD, giá trung bình 256,7 USD/tấn, tăng 113,6% về lượng và tăng 109,9% kim ngạch so với tháng 11/2023, nhưng giá giảm 1,8%; so với tháng 12/2022 cũng tăng 16,8% về lượng, nhưng giảm 10% về kim ngạch và giảm 23% về giá.

Không thiếu đất trồng, một loại hạt vẫn liên tục tràn vào Việt Nam với giá siêu rẻ: Brazil là tay buôn lớn nhất, nước ta nhập khẩu top đầu thế giới - Ảnh 2.

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp ngô cho Việt Nam trong năm 2023, chiếm 43,6% trong tổng lượng và chiếm 42,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, đạt 4,23 triệu tấn, tương đương trên 1,23 tỷ USD, giá 290 USD/tấn, tăng mạnh 194,9% về lượng, tăng 157,8% kim ngạch nhưng giảm 12,6% về giá so với năm 2022.

Thị trường lớn thứ 2 là Aghentina, trong năm 2023 đạt 3,23 triệu tấn, tương đương 957,93 triệu USD, giá 296,6 USD/tấn, chiếm trên 33% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, giảm mạnh 43% về lượng, giảm 51,9% về kim ngạch và giá giảm 15,5% so với năm 2022.

Tiếp đến thị trường Ấn Độ năm 2023 đạt 1,18 triệu tấn, tương đương 367,39 triệu USD, giá 310,8 USD/tấn, chiếm trên 12% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, tăng mạnh 35,5% về lượng, tăng 27,9% về kim ngạch, nhưng giá giảm 5,6% so với cùng kỳ năm trước.

Không thiếu đất trồng, một loại hạt vẫn liên tục tràn vào Việt Nam với giá siêu rẻ: Brazil là tay buôn lớn nhất, nước ta nhập khẩu top đầu thế giới - Ảnh 3.

Ngô là mặt hàng quan trọng trong ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ngô thường chiếm khoảng 25-40% trong khẩu phần ăn của gia súc, gia cầm tùy theo giai đoạn phát triển, trạng thái sinh lý của cơ thể của loại vật nuôi. Mặt hàng này cũng gắn chặt với chăn nuôi, với những nước sản lượng ngô càng nhiều, chăn nuôi càng phát triển.

Theo Statista, Việt Nam thuộc một trong số 30 quốc gia trồng ngô lớn nhất trên thế giới nhưng đồng thời cũng nằm trong nhóm các quốc gia nhập khẩu ngô nhiều nhất thế giới đứng sau Trung Quốc, châu Âu, Mexico, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ai Cập.

Việt Nam từng sản xuất sản lượng ngô khổng lồ. Theo báo cáo của USDA, sản lượng ngô của Việt Nam bắt đầu tăng lên từ những năm 1980, tuy nhiên xu hướng bắt đầu giảm dần từ năm 2015/2016, đồng nghĩa với việc lượng ngô nhập khẩu tăng đột biến.

Thậm chí, ngay cả khi dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở Việt Nam vào cuối năm 2019, lượng ngô nhập khẩu vẫn tăng, có thời điểm, Việt Nam trở thành nhà nhập khẩu ngô lớn nhất của Mỹ.

Bộ Nông nghiệp Mỹ cũng nhận định, nhu cầu nhập khẩu ngô và phụ phẩm ngũ cốc làm thức ăn chăn nuôi của Việt Nam tiếp tục tăng cao, với mức gấp ba lần trong nhiều năm tới. Trong đó ngô chiếm phần lớn, còn lại là lúa mì và lúa mạch thể hiện qua xu hướng trong ngành sản xuất thịt.

Ngoài chất lượng, giá rẻ, doanh nghiệp Việt ưa nhập khẩu ngô còn do tính chất hàng hóa của các nước xuất khẩu cao nên có thể nhập được với số lượng lớn. Trong khi hiện Việt Nam không chỉ cần ngô để sản xuất thức ăn cho ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm, mà ngay ngành thủy sản cũng cần ngô biến đổi gen để sản xuất thức ăn cho tôm, cá.

Việc nhập khẩu một lượng lớn ngô về làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản đã khiến cho nhiều người tiếc nuối vì mỗi năm Việt Nam phải bỏ ra hàng tỷ USD mua ngô. Số tiền này thậm chí còn bằng hơn một nửa tiền Việt Nam thu được từ xuất khẩu gạo.

Khánh Vy

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên