'Vua các loại trái cây' của Việt Nam xưng vương ở Trung Quốc: người dân trở thành tín đồ, buộc Thái Lan nhường thị phần trong 'miếng bánh' khổng lồ
Loại quả của Việt Nam 'lấn lướt' Thái Lan, chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc.
- 06-01-2024Loại quả cực phẩm của Việt Nam ngon hớp hồn: Giá mềm, Mỹ, Hàn Quốc đua nhập khẩu, tăng trưởng chỉ kém sầu riêng
- 01-01-2024Mưa to trái mùa làm rơi rụng hơn trăm tấn trái sầu riêng ở Tiền Giang
- 28-12-2023Nhờ 1 lợi thế 'ăn đứt' Thái Lan, sầu riêng Việt Nam được nhiều nước tăng thu mua - xuất khẩu vượt 2 tỷ USD
Trung Quốc hiện là thị trường chính tiêu thụ sầu riêng - loại trái cây ăn quả được trồng phổ biến tại nhiều các nước ở Đông Nam Á. Giá sầu riêng cao khiến cuộc đua xuất khẩu sầu riêng vào thị trường tỷ dân là Trung Quốc càng khốc liệt.
Nhập khẩu sầu riêng của Trung Quốc tăng vọt trong năm 2023, nhưng khi nước này mở rộng phạm vi để đáp ứng nhu cầu của lượng người tiêu dùng khổng lồ của mình, Thái Lan đã đánh mất vị thế hàng đầu và các nhà xuất khẩu đối thủ như Việt Nam và Philippines đã được hưởng lợi.
Theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc, nước này đã nhập khẩu 1,4 triệu tấn sầu riêng trong năm 2023, tăng 69% so với năm trước.
Tỷ trọng nhập khẩu của Thái Lan tính theo đồng USD đã giảm từ gần 100% vào năm 2021 xuống còn 95,36% một năm sau đó và 67,98% vào năm ngoái.
Sự sụt giảm này bắt đầu khi Trung Quốc cho phép các nhà xuất khẩu Việt Nam vận chuyển sầu riêng tươi vào năm 2021.
Xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang Trung Quốc đã tăng từ mức gần 0 lên 4,63% thị phần, đạt 188,1 triệu USD vào năm 2022 và tăng vọt lên 31,82% trong 11 tháng đầu năm ngoái với tổng giá trị là 2,1 tỷ USD.
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc cho biết xuất khẩu trái cây của Việt Nam trên toàn thế giới đạt 4,9% tổng khối lượng vào năm 2022 ở mức 40,88 triệu kg.
Theo SCMP, Việt Nam đang đặt mục tiêu đạt doanh thu sầu riêng 3,5 tỷ USD trong năm nay - tăng 55% so với năm ngoái, bằng cách thâm nhập sâu hơn vào thị trường Trung Quốc. Hơn 90% sầu riêng xuất khẩu đến Trung Quốc, HSBC cho biết trong một báo cáo nghiên cứu năm ngoái.
Sầu riêng đã trở thành món hàng được ưa chuộng đối với tầng lớp trung lưu Trung Quốc. Mặc dù bị một số người không thích vì mùi của nó, loại cây phủ đầy gai này vẫn có giá cao và thu hút được một lượng lớn tín đồ, họ mệnh danh nó là "vua của các loại trái cây".
Philippines cũng đã giành được miếng bánh cho riêng mình. Vào tháng này một năm trước, Trung Quốc đã đồng ý bắt đầu nhập khẩu sầu riêng tươi của Philippines, loại sầu riêng mọc chủ yếu ở vùng đất núi lửa của núi Apo trên đảo Mindanao phía nam.
Cơ quan Thông tấn Philippines do chính phủ điều hành đưa tin xuất khẩu sầu riêng của Philippines sang Trung Quốc đạt trị giá 1,88 triệu USD từ tháng 1 đến tháng 6/2023.
Dữ liệu hải quan Trung Quốc cho thấy Philippines chiếm 0,2% thị phần nhập khẩu sầu riêng của Trung Quốc trong 11 tháng đầu năm ngoái tính theo giá trị đồng USD.
Năm 2023, Trung Quốc cũng công bố đã trồng thành công vụ mùa nội địa đầu tiên trên đảo Hải Nam.
"Sầu riêng trong nước dự kiến sẽ có sản lượng 250 tấn trong năm nay và đến năm sau chúng có thể được cung cấp số lượng lớn trên thị trường và khi đó sản lượng có thể đạt 500 tấn", Feng Xuejie, Giám đốc Viện Nhiệt đới Trung Quốc cho biết.
Năm ngoái, Hải Nam đạt tổng sản lượng 50 tấn, con số mà ông Feng cho rằng không đủ để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Trung Quốc.
"Về giá cả và hương vị của sầu riêng nội địa trong thời gian tới, chúng ta hãy chờ xem", ông Feng nói thêm.
Simon Chin, người sáng lập công ty xuất khẩu Malaysia DKing, cho biết các nhà xuất khẩu sầu riêng ở Malaysia cũng đang thúc đẩy một thỏa thuận trong năm nay để kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Hiện nay, Malaysia chỉ được phép vận chuyển sầu riêng đông lạnh.
Xét về mặt thu nhập, tổng lượng xuất khẩu sầu riêng của Thái Lan sang Trung Quốc vẫn tăng trong năm ngoái khi thị trường tiêu dùng ở các thành phố cỡ trung của Trung Quốc bắt đầu chín muồi, Sam Sin, giám đốc phát triển của S&F Produce Group ở Hồng Kông, cho biết.
"Nguồn cung không bao giờ đủ cho Trung Quốc", Sin nói. "Hiện tại, thị trường khá phát triển ở các thành phố cấp một và cấp hai, nhưng chưa phát triển ở các thành phố cấp ba, cấp bốn và cấp năm". Như vậy cơ hội cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác còn rất nhiều.
Tham khảo: SCMP
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Made in Vietnam
Xem tất cả >>- Sản vật tỷ đô của Việt Nam được Malaysia ra sức săn lùng: xuất khẩu tăng vọt hơn 1.000%, 1/3 thế giới đua nhau chốt đơn
- Kho báu dưới nước của Việt Nam sang Trung Quốc đắt hàng kỷ lục: xuất khẩu tăng nóng 700%, hơn 20 quốc gia săn mua
- Hàn Quốc bất ngờ săn đón hàng trăm nghìn tấn mặt hàng siêu hot của Việt Nam: xuất khẩu tăng 3 chữ số, Trung Quốc lên lệnh hạn chế
- Xuất khẩu dệt may tự tin về đích 44 tỷ USD năm 2024
- Việt Nam đang nắm giữ một loại củ tỷ đô đứng thứ 2 trên thế giới: Trung Quốc có bao nhiêu mua bấy nhiêu, sản lượng mỗi năm hơn 10 triệu tấn