Không tìm thấy đỉnh, Bitcoin tăng lên gần 55.000 USD, vốn hoá chính thức cán mốc 1 nghìn tỷ USD
Các nhà đầu cơ, giám đốc nguồn vốn của các doanh nghiệp và nhà đầu tư tổ chức được cho là đã thúc đẩy đà tăng ấn tượng của Bitcoin.
- 19-02-2021Quỹ ETF Bitcoin đầu tiên của Bắc Mỹ bùng nổ ngay khi mới ra mắt, chứng kiến khối lượng giao dịch lên tới 165 triệu USD
- 19-02-2021"Vua trái phiếu" quay lưng với vàng, chọn Bitcoin
- 19-02-2021Bị 2 cháu ruột lừa hàng chục triệu USD, cụ bà 93 tuổi không ngại 'tuyên chiến' với ngân hàng lớn nhất nước Mỹ và khiến kẻ lừa đảo rơi vào danh sách đen của ngành tài chính
Đồng tiền đã này được giao dịch ở mức dưới 54.000 USD và tăng lên mức cao 54.880 USD sau đó trong phiên 19/2 (tính đến 23h giờ Việt Nam), theo Coin Metrics. Theo đó, vốn hóa của Bitcoin lần đầu tiên đạt mức 1 nghìn tỷ USD. Đây là một cột mốc giúp đồng tiền số này ghi nhận mức lợi nhuận vượt xa so với các loại tài sản truyền thống khác như cổ phiếu và vàng.
Đồng tiền số lớn nhất thế giới đã ghi nhận giá trị tăng thêm 450 tỷ USD trong năm 2021, lên mức 1 nghìn tỷ USD, theo số liệu được tổng hợp bởi Bloomberg. Chỉ số Bloomberg Galaxy Crypto – theo dõi cả Bitcoin và 4 đồng tiền số khác, hiện đã tăng hơn gấp đôi.
Vốn hóa của Bitcoin tăng vọt lên mức 1 nghìn tỷ USD.
Các nhà đầu cơ, giám đốc nguồn vốn của các doanh nghiệp và nhà đầu tư tổ chức được cho là đã thúc đẩy đà tăng ấn tượng của Bitcoin.
Những người ủng hộ Bitcoin vẫn đang tranh luận với phe hoài nghi về đâu là động lực đằng sau mức tăng này. Một nhóm cho biết Bitcoin là một loại tài sản được nhiều người đón nhận bởi khả năng phòng ngừa rủi ro như lạm phát. Trong khi đó, nhóm còn lại nhận thấy đây chỉ là tâm lý hứng khởi nhất thời, bấp bênh khi đang ở trên "đỉnh" của làn sóng kích thích tài chính và tiền tệ.
Đồng lời, cuộc tranh luận này cũng đưa ra luận điểm rằng vốn hóa không phải là một yếu tố mang tính đại diện chính xác, bởi Bitcoin không phải là một công ty hay thậm chí là một loại tài sản. Nhóm hoài nghi nhận định, nếu không có tài sản vật lý mà các doanh nghiệp sở hữu hay được chính phủ hỗ trợ như đồng USD, tất cả những gì các nhà đầu tư mua vào chỉ là niềm tin vào mạng lưới tiền điện tử.
Trong năm nay, Bitcoin ghi nhận đà tăng ấn tượng hơn nhiều so với cổ phiếu và hàng hoá.
Dẫu vậy, Shane Oliver – trưởng nhóm chiến lược đầu tư của AMP Capital Investors Ltd. tại Sydney, cho biết tâm lý FOMO đang bao trùm. Ông nói thêm: "Ở thời điểm dễ dàng kiếm tiền như hiện tại, động thái như vậy lại càng được đẩy mạnh và đó là một phần thúc đẩy tâm lý đang có của nhà đầu tư."
Trong tháng này, Tesla đã tiết lộ về khoản đầu tư trị giá 1,5 tỷ USD vào Bitcoin. Trong khi đó, MicroStrategy Inc. đẩy mạnh việc bán trái phiếu chuyển đổi với giá trị 900 triệu USD để mua thêm Bitcoin. Những động thái này đã đưa Bitcoin đến gần với các doanh nghiệp Mỹ hơn.
Craig Erlam – nhà phân tích thị trường cấp cao của Oanda Europe Ltd., cho hay: "Nếu các nguyên tắc cơ bản của các doanh nghiệp trở nên gắn bó hơn với diễn biến của Bitcoin bởi họ bỗng nhiên trở thành những kẻ đầu cơ, chúng ta sẽ ở trong một quả bong bóng trước khi nhận ra điều đó."
Hôm 19/2, Elon Musk tiếp tục đăng tải một dòng tweet đầy khó hiểu, với mục đích "bênh vực" động thái mua Bitcoin của Tesla. Ông nói rằng Bitcoin "đơn giản là một dạng thanh khoản bớt ngớ ngẩn hơn tiền mặt", trong khi cho biết thêm rằng quyết định của nhà sản xuất xe điện không phản ánh trực tiếp ý kiến của ông.
Theo cuộc khảo sát tháng 2 của bộ phận quản lý quỹ thuộc Bank of America, "mua Bitcoin" được xem là một trong những giao dịch có khối lượng lớn nhất thế giới, cùng với đó là mua cổ phiếu công nghệ và bán khống đồng USD.
Oliver của AMP cho biết thêm, nếu Bitcoin "không còn được ưa chuộng – chẳng hạn như do quy định của chính phủ hoặc nhà đầu tư chỉ đơn giản là chuyển sang loại hình đầu tư khác, thì đồng tiền này có thể nhanh chóng lao dốc."
Tham khảo Bloomberg