MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Không tu khẩu đức, tất bạc mệnh: Người ăn nói tùy tiện, lỗ mãng, nói lời khó nghe, cả đời vô tích sự!

04-07-2019 - 09:26 AM | Sống

Người có khẩu khí tốt, chắc chắn cuộc sống cao sang. Người thấp hèn cả đời nói những lời đáng khinh thường.

Ở một thị trấn nọ có một chàng trai hơn 30 tuổi, lớn lên cũng được coi là khôi ngô tuấn tú, nhưng lại là kẻ vô tích sự, không làm được việc gì, cũng không có nghề nghiệp gì.

Bạn cùng trang lứa thì con cái đều đã đi học, còn anh ta đến nay chưa vợ chưa con, ăn mặc lôi thôi, bẩn thỉu giống như kẻ lang thang, ai khuyên bảo cũng không chịu nghe, nói xong liền trừng mắt quát mắng người ta.

Anh ta mở một cửa hàng mua bán nhỏ, cũng không muốn phát triển, không có chí lớn.

Cuối cùng, kinh doanh thua lỗ, mấy năm trôi qua mà không có chút lãi, còn nợ tiền người ta, gia cảnh càng ngày càng xuống dốc, thậm chí còn nhờ cả người thân đứng ra vay tiền với lãi suất cao để tiếp tục kinh doanh.

Bề ngoài vừa nhìn thì thấy chàng trai này cũng không đến nỗi hư hỏng, vậy vì sao lại không có tiền đồ?

Sau khi cẩn thận quan sát, thì mới phát hiện, anh chàng này khẩu đức không tốt, trong xã hội sớm đã lây nhiễm không ít thói hư tật xấu.

Anh này từ bé nói chuyện hơi một chút đã gào to, không chút lễ độ, không phân biệt trên dưới, uống rượu vào thì lại càng ăn nói lung tung, nói hươu nói vượn.

Người sống biết trước biết sau, có khẩu khí tốt, tôn trọng những người xung quanh sẽ không dùng lời nói làm tổn thương người khác. Còn anh này ăn nói tùy tiện, không tôn trọng cảm xúc những người xung quanh, nói điều không hay sẽ nhận không nhận được phúc báo. Họa từ miệng mà ra.

Không tu khẩu đức, tất bạc mệnh: Người ăn nói tùy tiện, lỗ mãng, nói lời khó nghe, cả đời vô tích sự! - Ảnh 1.

"Tâm tốt mà miệng không tốt, phú quý cũng sớm tiêu tan". Cho dù trong đầu không chủ ý làm điều xấu mà miệng trót nói những lời ác ý cũng không thể chấp nhận được. Chỉ nói để thỏa mãn miệng mình mà bỏ lơ miệng đời thì chắc chắn kết cục không tốt.

Người xung quanh chính là tấm gương phản chiếu để mỗi người tự nhìn vào và thay đổi. Mỗi lời nói ra đều không thể thu lại, không thể là "lời nói gió bay". Người xưa có câu: "Nước đổ khó hốt, gương vỡ khó lành". Mỗi lời nói ra cũng giống như bát nước hắt đi, khó lòng thu hồi về được nữa.

Tự mình nói, mình có thể quên nhưng lời mình nói, chắc chắn ghim lại trong lòng người khác. Lời hay lẽ phải, người đời ca ngợi. Lời ác ý độc, người đời ái ngại. Cổ nhân cũng có dạy: "Bệnh tùng khẩu nhập, hoạ tùng khẩu xuất", nghĩa là: Bệnh từ cái miệng do ăn uống mà đem vào, họa cũng từ cái miệng do nói chuyện thị phi mà tạo ra.

Sống mà để người khác dè chừng, ấy là phải nhìn lại mình. Thời gian tồn tại trên cõi đời này chẳng là mấy, ấy mà lại để người khác phải phiền lòng. Lời hay ý đẹp nên được tận dụng tối đa, vừa làm vui lòng người, vừa làm vui lòng ta. Sống trên đời phải được người người tôn trọng, nhà nhà tán dương.

Trong cuộc sống hằng ngày, đừng ngại nói hai tiếng "xin lỗi" khi cần và "cảm ơn" khi muốn. Miệng nên luôn luôn mỉm cười để người khác cảm thấy dễ chịu khi đối thoại. Đừng tiếc lời khen cho người tốt, việc tốt.

Nhưng việc không tốt, cũng đừng buông lời khen tốt để xã giao. Hãy làm điều đúng với tâm mình. Việc cần chê nên dùng lời lẽ khéo léo để nói. Bởi một khi đã chê, phải khiến người khác tâm phục khẩu phục. Một lời chê buông ra có thể nhận lại ánh mắt khinh thường. Trước khi lên tiếng chê bai, não cũng cần suy nghĩ.

Không nói lời trái với lòng mình, như thế là nói dối, tự mình đánh mất uy thế. Là người, nên nói những lời thật lòng, trung thực, chắc chắn sẽ được nhiều người quý mến. Không nói lời đâm chọc, mỉa mai, cũng không buông những lời thô ác. Người như thế, chắc chắn có cuộc sống cao sang.

Không tu khẩu đức, tất bạc mệnh: Người ăn nói tùy tiện, lỗ mãng, nói lời khó nghe, cả đời vô tích sự! - Ảnh 2.

Theo V.D

Trí thức trẻ

Trở lên trên