Khu công nghiệp có diện tích lớn nhất Việt Nam
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cả nước có khoảng 291 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động.
- 12-04-20233 tháng đầu năm, Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam hơn 511 triệu USD
- 10-04-2023Địa phương có cầu rộng nhất Việt Nam
- 29-03-2023Thành phố trực thuộc Trung ương có diện tích lớn nhất
5 tỉnh, thành có nhiều khu công nghiệp đang hoạt động nhất gồm có: Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM, Long An và Bắc Ninh. Đồng Nai hiện là tỉnh có số khu công nghiệp đang hoạt động nhiều nhất cả nước, với 31 khu công nghiệp.
Hiện nay, các khu công nghiệp có diện tích lớn nhất gồm có: khu công nghiệp Phước Đông – Tây Ninh (2.190ha), khu công nghiệp Becamex – Bình Phước (1.993ha), khu công nghiệp Hiệp Phước – TP. Hồ Chí Minh (1.686ha), khu công nghiệp Nam Đình Vũ – Hải Phòng (1.329ha)…
Theo Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Tây Ninh, khu công nghiệp Phước Đông với diện tích 2.190 ha nằm trong khu phức hợp 3.285 ha, tọa lạc tại huyện Gò Dầu và Trảng Bàng. Khu phức hợp Phước Đông có vị trí chiến lược, tọa lạc gần đường dẫn vào đường Cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Mộc Bài; cảng trung chuyển Thanh Phước và cửa khẩu quốc tế Mộc Bài.
Do đó, khu Phước Đông có những lợi thế về vận chuyển đường bộ và thủy nội địa đến TP. Hồ Chí Minh cũng như thị trường các nước lân cận như Campuchia, Thái Lan.
Khu công nghiệp Phước Đông nằm ở trung tâm của tỉnh Tây Ninh. Tây Ninh là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam. Tây Ninh nằm ở vị trí cầu nối giữa Thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Phnôm Pênh, Campuchia và là một trong những tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Tỉnh Tây Ninh có đường biên giới dài 240 km với 3 cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Xa Mát và Tân Nam, các cửa khẩu quốc gia: Chàng Riệc, Kà Tum, Phước Tân và nhiều cửa khẩu tiểu ngạch. Như các tỉnh thành Đông Nam Bộ khác, tỉnh Tây Ninh cũng là vùng có địa hình chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ xuống đồng bằng sông Cửu Long, đất đai bằng phẳng và cứng, phù hợp để xây dựng nhà xưởng mà không cần phải đóng cọc.
Theo Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Bình Phước, khu công nghiệp Becamex – Bình Phước 1.993 ha nằm tại xã Minh Thành và xã Thành Tâm, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. Phía Nam giáp khu xã An Long, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương; các phía còn lại giáp với các khu dân cư thuộc khu công nghiệp và dân cư Becamex.
Khu công nghiệp Becamex – Bình Phước nằm cạnh quốc lộ 13, cách thị trấn Chơn Thành khoảng 5 km, cách thị xã Đồng Xoài khoảng 40km và cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 80km. Địa hình của khu công nghiệp Becamex – Bình Phước tương đối bằng phẳng phù hợp với việc xây dựng công trình xây dựng.
Khu công nghiệp Becamex – Bình có đường quốc lộ 13 và quốc lộ 14 là 2 tuyến đường quan trọng giữ vai trò là trục giao thông chính. Ngoài ra, còn có hệ thống đường chính và đường liên khu vực trong khu công nghiệp, các nút giao thông trên tuyến BN1 và đường ĐT1, đường ĐT29 bố trí vòng xoay có bán kính 60m để đảm bảo an toàn giao thông cũng như cảnh quan của khu công nghiệp.
Nhìn tổng thế các khu công nghiệp, tại khu vực phía Bắc, các khu công nghiệp tập trung ở Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hải Phòng… Trên thực tế, các khu vực này gần Thủ đô Hà Nội nên có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế.
Tại khu vực phía Nam, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An… là khu vực tập trung nhiều khu công nghiệp nhất. Đặc biệt, khu vực phía Nam có hệ thống cảng nước sâu và cảng hàng không quốc tế lớn nhất cả nước nên thuận lợi cho giao thông vận tải.
Trong đó, Bình Dương là tỉnh có diện tích khu công nghiệp lớn nhất Việt Nam. Theo UBND tỉnh Bình Dương, tỉnh hiện có 31 khu công nghiệp với tổng diện tích 12.721ha, chiếm 1/4 diện tích khu công nghiệp toàn miền Nam. Trong đó, có 29 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp kín đạt trên 95%. Với tỷ lệ lấp đầy này, Bình Dương là địa phương có tỷ lệ lấp đầy cao nhất cả nước.
Theo Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương, so với cả nước, Bình Dương hiện chiếm 9% về số lượng, 13% về diện tích khu công nghiệp và có diện tích khu công nghiệp lớn nhất Việt Nam.
Theo Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương cho biết, khu vực có vốn FDI tiếp tục là lực lượng dẫn dắt, đóng góp lớn về thu ngân sách và góp phần tích cực trong chuyển giao công nghệ, tạo việc làm cũng như đào tạo kỹ năng cho người lao động trên địa bàn tỉnh nói chung và các khu công nghiệp nói riêng.
Nhịp sống kinh tế