Thành phố trực thuộc Trung ương có diện tích lớn nhất
Theo Niên giám Thống kê 2021, cả nước có diện tích khoảng 331.344 km2. Trong đó, 5 thành phố trực thuộc TW có diện tích chiếm khoảng 3% tổng diện tích của cả nước.
- 28-03-2023Tỉnh duy nhất hiện có 2 nhà máy sản xuất pin xe điện VinFast hơn 10.000 tỷ đồng có tiềm năng thế nào?
- 28-03-2023Tỉnh có nhiều huyện nhất Việt Nam
- 27-03-2023Cả nước có hơn 1.150km đường cao tốc
Cụ thể, theo dữ liệu của Niên giám Thống kế năm 2021, Hà Nội hiện là thành phố trực thuộc TW có diện tích lớn nhất. Cụ thể, diện tích của Hà Nội đạt khoảng 3.359,8km2. Hà Nội tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên - Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Hà Nam - Hòa Bình ở phía Nam; Bắc Giang- Bắc Ninh- Hưng Yên ở phía Đông và Hòa Bình- Phú Thọ ở phía Tây.
Đa số diện tích của Hà Nội nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng với đất đai màu mỡ, độ cao trung bình dao động từ 5 – 20 mét so với mực nước biển. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông. Vùng đồng bằng của Hà Nội thấp và khá bằng phẳng, chiếm đa phần diện tích. Vùng đồi núi tập trung ở phía Tây và phía Bắc với nhiều đỉnh núi cao như Ba Vì, Hàm Lợi…
Hà Nội có diện tích rộng, vị trí địa lý thuận lợi tạo điều kiện giao lưu kinh tế với các tỉnh, thành tiếp giáp cũng như các nước khác trên thế giới. Đồng bằng chiếm diện tích lớn, đất đai màu mỡ nên Hà Nội có nhiều tiềm năng để phát triển các ngành nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản.
Trong nhiều năm qua, Hà Nội luôn nằm trong nhóm các tỉnh, thành đóng góp nhiều nhất vào quy mô kinh tế của cả nước. Năm 2022, GRDP của Hà Nội đạt khoảng 1.196 nghìn tỷ đồng, chiếm 12,57% trong tổng quy mô GDP cả nước.
Theo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Hà Nội phấn đấu đến năm 2030 là thành phố "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Thủ đô và cả nước GRDP giai đoạn 2026-2030 tăng 8 - 8,5%/năm, GRDP bình quân đầu người đến năm 2030 đạt khoảng 12.000 - 13.000 USD.
Tầm nhìn đến năm 2045, Thủ đô Hà Nội là thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao, với GRDP bình quân đầu người đạt trên 36.000 USD; kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc và hài hoà; tiêu biểu cho cả nước; có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.
TP. Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc TW có diện tích lớn thứ 2. Cụ thể, TP. Hồ Chí Minh có diện tích đạt khoảng 2.095,4km2. TP. Hồ Chí Minh thuộc trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nên tạo thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, tiếp giáp với nhiều tỉnh giúp quá trình trao đổi hàng hóa, kinh doanh thuận tiện hơn.
Bên cạnh đó, TP. Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông quan trọng hàng đầu của cả nước với hệ thống đường sắc, đường bộ, đường hàng không, đường biển phát triển và đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển, cũng như giao lưu ở cả trong và ngoài nước.
Hải Phòng có diện tích lớn thứ 3 trong 5 thành phố trực thuộc TW. Diện tích của Hải Phòng đạt khoảng 1.526,5km2. Hải Phòng là thành phố duyên hải nằm ở hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình thuộc đồng bằng sông Hồng.
Hải Phòng có cảng biển lớn nhất ở miền Bắc, một đầu mối giao thông quan trọng với hệ thống giao thông đường thuỷ, bộ, đường sắt, hàng không trong nước và quốc tế. Đặc biệt, Hải Phòng là cửa chính ra biển của thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc; là đầu mối giao thông quan trọng của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trên hai hành lang - một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc.
Cần Thơ có diện tích đạt khoảng 1.440,4km2. Thành phố Cần Thơ nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long. Cần Thơ có nguồn tài nguyên đất đai màu mỡ, nhất là khu vực phù sa ngọt được bồi đắp thường xuyên, thích hợp cho canh tác lúa, cây hoa màu, cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả đặc sản nhiệt đới, tạo điều kiện thuận lợi để Cần Thơ phát triển nông nghiệp theo hướng toàn diện.
Đà Nẵng có diện tích đạt khoảng 1.284,7km2. Đà Nẵng phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía nam và tây giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông. Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 30 km, có vịnh Đà Nẵng nằm chắn bởi sườn núi Hải Vân và Sơn Trà, mực nước sâu, thuận lợi cho việc xây dựng cảng lớn và một số cảng chuyên dùng khác; và nằm trên các tuyến đường biển quốc tế nên rất thuận lợi cho việc giao thông đường thuỷ.
Nhịp sống kinh tế