MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Khu người Hoa ở Mỹ đang dần trở thành thị trấn "ma"

24-01-2022 - 08:56 AM | Tài chính quốc tế

Khu người Hoa ở Mỹ đang dần trở thành thị trấn "ma"

Phải đến khi đại dịch Covid-19 bùng nổ, người dân sống ở khu Chinatown mới thấy được nghịch cảnh bị kỳ thị kinh khủng.

Các khu phố Tàu ( Chinatown ), vốn đã phụ thuộc vào du lịch đang trở nên mong manh hơn bao giờ hết trong bối cảnh các khu dân cư bị đóng cửa và làn sóng bạo lực đối với người châu Á.

Chinatown trở thành thị trấn "ma"

Ngay từ tháng 1/2020, khi đại dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện, một số chủ nhà hàng và cửa hàng ở Chinatown tại thành phố New York (Mỹ) đã báo cáo việc kinh doanh sa sút đáng kể do nỗi sợ hãi kỳ thị chủng tộc đang leo thang và những thông tin về loại virus nguy hiểm được phát hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc.

Chẳng bao lâu, làn sóng kỳ thị cộng đồng châu Á đã gia tăng đáng kể cùng với làn sóng đại dịch Covid-19.

Khu người Hoa ở Mỹ đang dần trở thành thị trấn ma - Ảnh 1.

Bà Grace Young trong khu Chinatown ở New York, Mỹ. Ảnh: Washington Post

Bà Grace Young, một người chuyên viết sách dạy nấu ăn 65 tuổi, sống gần đó, nhớ lại: "Mọi người đã xa lánh khu Chinatown. Những người phục vụ chỉ đứng quanh quẩn trong những phòng ăn trống, và người châu Á sợ ra ngoài sau khi trời tối".

Vào thời điểm việc toàn thành phố phong tỏa 2 tháng sau đó, Chinatown đã trở thành một thị trấn ma. Các chủ nhà hàng vật lộn để theo trả tiền thuê nhà và các tiện ích khác.

Lớn lên tại Chinatown của San Francisco vào những năm 1960 và 1970, bà Young dành mỗi thứ 7 để ăn dim sum cùng đại gia đình và thường xuyên đến các nhà hàng nơi cha cô làm nhân viên bán rượu. "Khi tôi đi bộ xuống Đại lộ Grant với cha. Mọi người đều biết ông. Tôi lớn lên với cảm giác thị trấn nhỏ thực sự".

Nhưng phải đến khi đại dịch Covid-19 bùng nổ, bà Young mới nhận ra rằng, bàn thân chưa bao giờ thực sự tạo được mối liên hệ tương tự với Chinatown ở New York, thành phố mà bà đã sống trong khoảng 40 năm. "Tôi nhận ra rằng tôi đã coi đó là điều hiển nhiên. Tôi chỉ đến đó khi tôi cần một thứ gì đó - để mua hàng tạp hóa hoặc đi đến một nhà hàng nào đó", Young nói.

Đi dạo quanh những con phố vắng vẻ của Chinatown giờ đây đã khiến Young lo sợ khu phố mang tính biểu tượng này có thể bị biến mất vĩnh viễn.

Nếu không thể tưởng tượng được "cái chết" của một cộng đồng lâu đời và lịch sử như vậy, thì chỉ cần nhìn vào Chinatown, được thành lập vào thế kỷ 19 và chỉ 30 năm trước, vẫn phục vụ cho một lượng lớn cư dân châu Á với các cửa hàng tạp hóa, cửa hàng lớn và hàng chục nhà hàng truyền thống.

Ngày nay, cộng đồng này chỉ còn là cái bóng của chính nó, với các chuỗi nhà hàng và cửa hàng, trong khi chỉ còn lại một số ít các nhà hàng Trung Quốc, cùng với số lượng cư dân Mỹ gốc Á ít đi rất nhiều.

Covid-19 đổ thêm "dầu vào lửa"

Không chỉ có vậy. Các nhà hàng vẫn tồn tại ở khu Chinatown đã phải đối mặt với thực tế là các khu phố này đang dần biến mất. Không phải ngẫu nhiên mà Lisa Mao, đạo diễn của bộ phim tài liệu " A Tale of Three Chinattown " năm 2021, gọi nó là "khu phố Tàu chết chóc".

Các nhà hàng ở Chinatown đang sử dụng một lực lượng lao động già; các đầu bếp làm việc tại các nhà hàng nổi tiếng như Hop Lee trên Phố Mott thường ở độ tuổi 50 - 60, và chính những năm kinh nghiệm lâu năm của họ đã giúp mang lại hương vị cho món ăn nổi tiếng truyền thống.

Tuy nhiên, đây lại là những đối tượng chịu tổn thương trước tiên khi đại dịch xảy ra.

Mối quan tâm của Young đã khiến cô bắt đầu ghi lại, thông qua các cuộc phỏng vấn video, những gì đang xảy ra ở khu Chinatown vào đầu tháng 3/2020, với sự hỗ trợ của bảo tàng Poster House.

Được sự khuyến khích của giám đốc bảo tàng, Julia Knight và cùng với nhà quay phim Dan Ahn, Young đã đến nói chuyện với các chủ doanh nghiệp ở khu Chinatown ngay khi đại dịch thực sự bùng phát ở New York.

Young gần đây đã bắt đầu liên hệ với những người bạn trong ngành ẩm thực để yêu cầu họ tham gia vào một chiến dịch truyền thông xã hội có tên #LoveAAPI, khuyến khích họ chia sẻ những câu chuyện về các nhà hàng và cửa hàng châu Á yêu thích của họ.

Khu người Hoa ở Mỹ đang dần trở thành thị trấn ma - Ảnh 2.

Hình ảnh một cụ bà gốc Á tại Mỹ bị hành hung gây phẫn nộ.

Đầu bếp đầu tiên tham gia chiến dịch là người dẫn chương trình truyền hình và tác giả sách dạy nấu ăn Sara Moulton, một người có rất ký ức tuổi thơ về khu Chinatown như một nơi mê hoặc đầy màu sắc và hương vị sống động. "Tôi luôn yêu thích khu Chinatown", Moulton nói nhưng cho biết, "tôi cũng đã chứng kiến đà suy giảm của nó và Little Italy thu nhỏ trong những năm qua".

Đi bộ qua những con đường vắng vẻ của khu Chinatown vào giờ ăn trưa vào một buổi chiều trong tuần gần đây là một trải nghiệm khó quên đối với Moulton. Cô cảm thấy đặc biệt lo ngại về sự gia tăng đáng kể hành vi kỳ thị đối với người Mỹ gốc Á.

https://soha.vn/khu-nguoi-hoa-o-my-dang-dan-tro-thanh-thi-tran-ma-20220116172149067.htm

Theo Nam Anh

Doanh nghiệp và tiếp thị

Trở lên trên