MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Khu vực chuẩn bị được xây “siêu cầu” 16.000 tỷ, nối 2 quận trung tâm Thủ đô với sân bay

14-04-2024 - 16:37 PM | Bất động sản

Cầu Trần Hưng Đạo có tổng mức đầu tư dự kiến hơn 16.000 tỷ đồng với chiều dài 5,6 km. Cầu dự kiến sẽ khởi công năm 2025 và cơ bản hoàn thành sau 2 năm, giúp kết nối quận Hoàn Kiếm, quận Hai Bà Trưng với quận Long Biên.

Khu vực chuẩn bị được xây “siêu cầu” 16.000 tỷ, nối 2 quận trung tâm Thủ đô với sân bay- Ảnh 1.

Theo Quy hoạch Giao thông Vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Cầu/hầm Trần Hưng Đạo nằm trong 18 công trình đường bộ vượt sông Hồng sẽ được xây dựng khu vực Hà Nội. Ảnh: Quyhoach.hanoi.vn.

Khu vực chuẩn bị được xây “siêu cầu” 16.000 tỷ, nối 2 quận trung tâm Thủ đô với sân bay- Ảnh 2.

Trong đó, dự án đầu tư xây dựng cầu Trần Hưng Đạo có một đầu nằm trên địa bàn quận Hoàn Kiếm và quận Hai Bà Trưng, đầu còn lại bên quận Long Biên. Theo kế hoạch, cầu Trần Hưng Đạo có công tác chuẩn bị, lập thiết kế trong năm 2023-2024; thi công trong giai đoạn 2025-2027 và cơ bản hoàn thành trong năm 2027.

Khu vực chuẩn bị được xây “siêu cầu” 16.000 tỷ, nối 2 quận trung tâm Thủ đô với sân bay- Ảnh 3.

Dự án sẽ có tổng mức đầu tư dự kiến hơn 16.000 tỷ đồng. Công trình được xây dựng vĩnh cửu với chiều dài toàn tuyến khoảng 5,6 km, quy mô 6 làn xe cơ giới, 2 làn xe đạp, 2 làn đi bộ, tốc độ thiết kế 80km/h. Trong ảnh là phương án đoạt giải nhất cuộc thi tuyển chọn kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo. Nguồn ảnh: Đơn vị thiết kế.

Khu vực chuẩn bị được xây “siêu cầu” 16.000 tỷ, nối 2 quận trung tâm Thủ đô với sân bay- Ảnh 4.

Điểm đầu dự án tại ngã 5 phố Trần Hưng Đạo - Trần Thánh Tông (quận Hoàn Kiếm) và điểm cuối tại khu vực giao cắt với Quốc lộ 5A - đường Nguyễn Văn Linh (quận Long Biên). Trong ảnh là điểm đầu dự kiến của dự án.

Khu vực chuẩn bị được xây “siêu cầu” 16.000 tỷ, nối 2 quận trung tâm Thủ đô với sân bay- Ảnh 5.

Các cầu nhánh trong nút giao có bề rộng từ 7 đến 9 m. Các nút giao trên tuyến được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh gồm: Nút giao với đường đê Hữu Hồng (đường Nguyễn Khoái, quận Hoàn Kiếm); nút giao với đường Cổ Linh, nút giao với đường Nguyễn Sơn và nút giao với đường Nguyễn Văn Linh (quận Long Biên). Trong ảnh là đoạn nút giao đường Cổ Linh.

Khu vực chuẩn bị được xây “siêu cầu” 16.000 tỷ, nối 2 quận trung tâm Thủ đô với sân bay- Ảnh 6.

Về vị trí xây dựng, phía quận Hoàn Kiếm, dự án cầu Trần Hưng Đạo đi qua phần lớn phố Vạn Kiếp, nằm gần với bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Khu vực chuẩn bị được xây “siêu cầu” 16.000 tỷ, nối 2 quận trung tâm Thủ đô với sân bay- Ảnh 7.

Còn phía quận Long Biên, tại đoạn gần sông Hồng cầu Trần Hưng Đạo nằm tiếp giáp với khu dân cư.

Khu vực chuẩn bị được xây “siêu cầu” 16.000 tỷ, nối 2 quận trung tâm Thủ đô với sân bay- Ảnh 8.

Sau đó, đường Trần Hưng Đạo giao với đường Cổ Linh tại điểm được đánh dấu màu vàng.

Khu vực chuẩn bị được xây “siêu cầu” 16.000 tỷ, nối 2 quận trung tâm Thủ đô với sân bay- Ảnh 9.

Tiếp tục, là đường nối cầu Trần Hưng Đạo tới đường Nguyễn Văn Linh. Đoạn này sẽ nằm giữa hồ Lâm Du và sân bay Gia Lâm.

Khu vực chuẩn bị được xây “siêu cầu” 16.000 tỷ, nối 2 quận trung tâm Thủ đô với sân bay- Ảnh 10.

Hiện tại, chưa có nhiều thông tin về hầm Trần Hưng Đạo. Tuy nhiên trên bản đồ quy hoạch của Thủ đô, phía quận Hoàn Kiếm, phạm vi dự kiến nghiên cứu hầm chui Trần Hưng Đạo sẽ tại nút giao với đường Nguyễn Khoái. Còn phía quận Long Biên, từ nút giao với đường Cổ Linh và kéo dài đến đường Nguyễn Văn Linh. Theo Quy hoạch hầm Trần Hưng Đạo sẽ được thực hiện theo dự án riêng.

Khu vực chuẩn bị được xây “siêu cầu” 16.000 tỷ, nối 2 quận trung tâm Thủ đô với sân bay- Ảnh 11.

Cầu Trần Hưng Đạo khi được xây dựng và hoàn thiện sẽ có vai trò rất quan trọng trong việc kết nối hai bờ sông Hồng, góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông theo quy hoạch, giảm thiểu ùn tắc, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô… Vị trí cầu Trần Hưng Đạo nhìn từ cầu Chương Dương.

 

Bài và ảnh: Ngọc Đẹp

Đời sống Pháp luật

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên