Khủng hoảng năng lượng chưa kết thúc, thế giới loay hoay ứng phó với 'cơn gió ngược' gần 3 nghìn tỷ USD
Theo tính toán của Bloomberg Economics, người tiêu dùng châu Âu và Mỹ vẫn chưa vội vàng chi khoản tiết kiệm 2,7 nghìn tỷ USD. Nhiều chuyên gia kỳ vọng khoản tiền này sẽ thúc đẩy hoạt động tiêu dùng cũng như tăng trưởng kinh tế ở cả 2 bên bờ Đại Tây Dương.
Sau khi các biện pháp phòng chống dịch được nới lỏng trong mùa hè ở khu vực Bắc bán cầu, các khoản tiết kiệm chưa được chi tiêu trong tài khoản ngân hàng ở châu Âu chỉ giảm nhẹ trong tháng 8. Italy vẫn ghi nhận mức tăng, trong khi Mỹ không có sự thay đổi, số liệu của Bloomberg Economics cho thấy.
Trước đó, một số nhà kinh tế dự đoán hoạt động tiêu dùng không có sự thay đổi, điều này làm dấy lên mối lo ngại về viễn cảnh lạm phát kéo dài – kịch bản khiến các NHTW lo ngại. Khoản tiền tiết kiệm cao hơn có thể giúp các hộ gia đình ứng phó với phí dịch vụ tăng vọt trong mùa đông. Song, nhu cầu tiêu dùng thấp có khả năng cản trở động lực vượt qua tình trạng giá cả tăng cao của các doanh nghiệp.
Giá trị của khoản tiền tiết kiệm ở châu Âu.
Dario Perkins – giám đốc điều hành bộ phận vĩ mô toàn cầu của TS Lombard ở London, cho biết: "Chúng tôi không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy khoản tiền tiết kiệm lớn đó ‘quay trở lại’ nền kinh tế. Vì người dân sở hữu khoản tiền tiết kiệm dồi dào, họ muốn chi tiêu nhiều hơn nhưng con số đó lại không tăng trở lại."
Bloomberg Economics ước tính, kể từ khi cuộc khủng hoảng Covid-19 bắt đầu, tổng số tiền tiết kiệm chưa được chi tiêu là khoảng 2,3 nghìn tỷ USD ở Mỹ và gần 400 tỷ euro (464 tỷ USD) ở eurozone.
Dù ECB từ lâu đã cảnh báo lượng tiền tích lũy trong thời gian dịch bệnh diễn ra "phần lớn vẫn chưa được chi tiêu", thì một số giám đốc doanh nghiệp và nhà kinh tế học vẫn kỳ vọng đây sẽ là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng.
CEO CaixaBank - Gonzalo Gortazar, hồi tháng 5 cho biết, ông dự đoán khoản tiền tích lũy sẽ thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng. OECD cũng cho rằng tiêu dùng ở châu Âu sẽ hưởng lợi từ việc các biện pháp phòng chống dịch được dỡ bỏ và tỷ lệ tiết kiệm của hộ gia đình giảm bớt, điều này sẽ là nguồn hỗ trợ tài chính cho nhu cầu đang bị dồn nén.
Thói quen chi tiêu của người tiêu dùng châu Âu đối với một số dịch vụ: Ăn uống, cắt tóc, mua sắm và du lịch nước ngoài.
Dẫu vậy, những số liệu được công bố đã "dội một gáo nước lạnh" vào các dự đoán trên. Các thước đo tâm lý của EC không cho thấy sự bùng nổ của các giao dịch mua sắm lớn, những con số ở Anh cũng cho thấy người tiêu dùng đang thận trọng và muốn tiếp tục tiết kiệm. Ở Mỹ, tâm lý người tiêu dùng cũng sụt giảm trong suốt mùa hè.
Ở một số lĩnh vực, lượng chi tiêu cũng ghi nhận mức tăng nhẹ. Hãng trang sức Pandora cho biết hoạt động kinh doanh ở Mỹ đã hưởng lợi từ gói kích thích của chính phủ. Trong khi đó, hãng bán lẻ Next của Anh lưu ý hồi tháng 9 rằng "tác động từ nhu cầu mua sắm quần áo bị dồn nén, khoản tiền tiết kiệm tăng kỷ lục và các chuyến du lịch nước ngoài sụt giảm" đã thúc đẩy doanh số, dù hiệu ứng có thể sẽ dần hạ nhiệt.
Một trong số những lý do khiến người dân ngần ngại chi tiêu là mối lo ngại về việc đại dịch có thể bùng phát trở lại, tốc độ hồi phục của nền kinh tế và triển vọng của thị trường việc làm. Ngoài ra, nhân khẩu học và thói quen chi tiêu cũng là một phần nguyên nhân.
Nhóm người từ 55 tuổi trở lên nắm giữ bao nhiêu % tổng tài sản ở Mỹ.
Theo Karen Ward – giám đốc chiến lược thị trường tại EMEA thuộc JPMorgan Asset Management, một số hoạt động chi tiêu vẫn giúp nền kinh tế duy trì đà hồi phục. Bà cho biết: "Những cơn gió ngược đối với nhu cầu là khá mạnh. Tôi không cho rằng những gì chúng ta đang chứng kiến sẽ khiến quá trình hồi phục bị cản trở."
Mặc dù vậy, tình trạng khan hiếm hàng hóa trong bối cảnh nguồn cung toàn cầu sụt giảm mạnh là điều khiến nhu cầu, tiền tiết kiệm có thể không được giải phóng.
Cố vấn tài chính Mike Leverty ở Minneapolis cho biết, các khách hàng giàu có của ông muốn tiết kiệm để mua ô tô hoặc xây bể bơi mới, nhưng không thể vì thiếu hàng hóa hoặc lao động. Ông nói: "Một khách hàng muốn sửa lại nhà bếp, nhưng các nhà thầu đều đã kín khách đặt lịch từ 1 năm trước."
Một yếu tố khác là lượng tiền tiết kiệm khổng lồ không được tích lũy đồng đều trong tất cả các nhóm kinh tế xã hội. Người lớn tuổi và người vốn đã giàu có đã ghi nhận khoản tiền tiết kiệm tăng cao, nhưng đây lại là nhóm thường có xu hướng chi tiêu ít nhất.
Tham khảo Bloomberg