Trong khi chính phủ tìm mọi cách để tuần làm 4 ngày, người lao động quốc gia vẫn chọn "làm việc tới chết" vì lý do bất ngờ
Văn hóa nghiện việc cùng với lo ngại định kiến xã hội là lý do khiến lao động Nhật Bản chưa mặn mà với tuần làm việc 4 ngày.
- 06-11-2023Karoshi - 'căn bệnh chết người' của dân công sở Nhật Bản khiến nhà chức trách đau đầu
- 16-02-2017Không phải những karoshi làm việc đến chết, đây mới là “nỗi lo” lớn nhất của kinh tế Nhật Bản
- 16-12-2016Những karoshi làm việc cho tới chết và bi kịch đổi mạng sống lấy sự thịnh vượng ở hai nền kinh tế hàng đầu châu Á
- 04-04-2016Nhật đau đầu vì karoshi
Nhật Bản đang thúc đẩy nỗ lực để các doanh nghiệp nước này áp dụng tuần làm việc 4 ngày. Cụ thể, Chính phủ Nhật Bản gần đây đã khởi xướng chiến dịch “cải cách phong cách làm việc” nhằm thúc để chế độ làm việc linh hoạt, giờ làm việc ngắn hơn và giới hạn thời gian làm thêm giờ. Để khuyến khích hơn nữa cho sáng kiến này, Bộ Lao động Nhật Bản đã cung cấp dịch vụ hỗ trợ và tư vấn miễn phí.
Động thái này đánh dấu sự đồng bộ hơn nữa trong quyết tâm của Chính phủ Nhật Bản trong việc giảm giờ làm, một sáng kiến được các nhà lập pháp nước này ủng hộ từ năm 2021. Tuy nhiên, khái niệm này vẫn chưa phải điều bắt buộc và chưa được doanh nghiệp và người lao động chấp nhận. Họ vẫn chọn làm việc tới chết (karoshi) bởi nhiều lý do.
Tim Craig, người đã dành hơn 20 năm nghiên cứu tại các trường kinh doanh hàng đầu ở Nhật Bản, cho biết: “Lý do khiến người Nhật làm việc nhiều là do văn hóa và xã hội, những điều khó có thể thay đổi nhanh chóng”.
Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi của Nhật Bản, chỉ có khoảng 8% công ty ở nước này cho phép nhân viên nghỉ 3 ngày trở lên mỗi tuần. Từ quan điểm của một nhà nghiên cứu , Craig nói rằng người Nhật đánh giá cao công việc vì họ có xu hướng coi đó là “một phần tích cực của cuộc sống”. Tuy nhiên, áp lực xã hội cũng đóng một vai trò nào đó khiến mọi người ngần ngại làm việc ít.
“Nếu họ về nhà sớm, đồng nghiệp của họ sẽ nhìn họ với ánh mắt phán xét và có thể sẽ phải làm việc nhiều hơn để bù đắp khoảng trống họ để lại”, Craig nói.
Martin Schulz, chuyên gia kinh tế chính sách tại Fujitsu, cho rằng nơi làm việc cũng là nơi hầu hết người Nhật thực hiện các tương tác xã hội, nơi mỗi cá nhân thường sẵn sàng ở lại lâu hơn để giúp đỡ nhóm và tham dự các buổi “ăn nhậu” của công ty. Trở thành một phần của công ty gần như đã là “tiêu chuẩn cộng đồng” và người ta đánh giá tiêu chuẩn đó bằng thời gian làm việc dài hơn chứ không phải số giờ làm việc hiệu quả.
Tháng 10 năm ngoái, Bộ Y tế Nhật Bản đã đưa ra tài liệu cho thấy mối liên quan giữa thời gian làm việc quá dài ở Nhật Bản với bệnh trầm cảm và karoshi (làm việc tới chết). Tuy nhiên, mặc những nỗ lực của chính phủ, văn hóa này dường như sẽ chưa thể thay đổi tại Nhật Bản.
“Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ cần thời gian để ngày làm việc 4 tuần được áp dụng đại trà. Chúng tôi không quen với phương thức làm việc linh hoạt”, Hiroshi Ono, giáo sư nguồn nhân lực tại Đại học Hitotsubashi, cho biết.
Theo Giáo sư Ono, tuần làm việc 4 ngày cũng là điều khá hiếm hoi trên toàn cầu nên Nhật Bản cũng sẽ cần một khoảng thời gian để đạt được điều đó. Hiện tại, các doanh nghiệp áp dụng chế độ tuần làm việc 4 ngày ở Nhật hầu hết không phải các công ty truyền thống mà là các công ty công nghệ có yếu tố nước ngoài.
Tham khảo: CNBC
Nhịp sống Thị trường