Khủng hoảng năng lượng và "Cơn bão hoàn hảo"
Trên Facebook cá nhân, PGS.TS Hoàng Anh Tuấn, người nhiều năm đảm trách cương vị Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Học viện Ngoại giao, đã chia sẻ về cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu và những yếu tố tạo thành một "cơn bão hoàn hảo" - tổng hợp của những yếu tố tồi tệ nhất. Chúng tôi xin đăng tải nguyên văn nội dung bài viết.
- 15-10-2021"Khủng hoảng năng lượng chỉ là cú sốc đầu tiên trong một loạt biến động thế giới sắp phải đối mặt"
- 15-10-2021Nhìn thấy cơ hội kiếm tiền từ một loại nhiên liệu mới, vị tỷ phú nuôi tham vọng tạo ra siêu cường năng lượng sạch
- 15-10-2021Các gã khổng lồ châu Á sẽ phải học cách "sống chung" với khủng hoảng năng lượng
- 14-10-2021Economist: Giữa khủng hoảng năng lượng, một loại nhiên liệu quan trọng sẽ đi vào 'cõi chết', dầu sẽ sớm hết thời
- 13-10-2021Cuộc khủng hoảng năng lượng đột ngột bao trùm cả thế giới, một loại nhiên liệu bị “ruồng bỏ” bất ngờ được săn đón: Chuyện gì đã xảy ra?
So với cách đây chưa đầy một tuần, giá dầu thô Brent Biển Bắc đã tăng thêm 5 USD một thùng, lên tới 85 USD. Giá dầu thô vẫn đang tiếp tục tăng phi mã và việc đạt mốc 100 USD chỉ còn là vấn đề thời gian. Còn giá khí hóa lỏng ở châu Âu từ đầu tháng 9/2021 đến nay cũng tăng gần gấp rưỡi. Và đây là sự hội tụ của một "Cơn bão hoàn hảo".
"Cơn bão hoàn hảo" (the Perfect Storm) là một thuật ngữ được dùng khá phổ biến trong kinh tế và chính trị quốc tế. Từ ngữ nghe thì rất đẹp, nhưng thực chất "Cơn bão hoàn hảo" lại là sự hội tụ của những điều tồi tệ nhất xảy ra cùng một lúc.
Vậy những điểm hội tụ tồi tệ tạo nên cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay là gì?
1. Thế giới trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế hết sức tồi tệ trong năm 2020, và vừa mới "nhúc nhắc" phục hồi trong năm 2021. Khi kinh tế phục hồi thì tất nhiên nhu cầu tiêu thụ năng lượng như điện, khí, than... sẽ tăng mạnh cho cỗ máy kinh tế hoạt động bình thường.
2. Khi kinh tế khủng hoảng trong năm 2020 thì một loạt các mỏ dầu, đặc biệt là các mỏ dầu đá phiến, nơi cung cấp một phần đáng kể nguồn năng lượng cho nền kinh tế Mỹ thời gian trước đó đã buộc phải đóng cửa vì không thể cạnh tranh về giá. Tuy nhiên, để các mỏ dầu này hoạt động trở lại thì cần phải có thời gian.
Và hơn nữa đối với loại năng lượng hóa thạch, việc đi vào hoạt động tại Mỹ ở thời điểm hiện nay hoàn toàn không dễ vì các chính sách mới bảo vệ môi trường rất khắt khe của chính quyền Biden.
3. Thay đổi chính quyền ở Mỹ. Đảng Dân chủ vừa lên ngay lập tức cho đình chỉ một loạt các dự án năng lượng hóa thạch như Keystone II và ra đời một loạt chính sách mới gây khó khăn cho các công ty sản xuất năng lượng hóa thạch. Trong khi đó các nguồn năng lượng xanh thân thiện với môi trường thì lại khó kiếm nguồn vốn đầu tư vì giá thành rất đắt và cũng cần phải có thời gian mới đi vào hoạt động được.
4. Một loạt cơn bão gần đây đánh vào các dàn khoan và trung tâm lọc dầu ở xung quanh Vịnh Mexico (nước Mỹ) nên cũng gây ra sự khan hiếm nguồn cung.
5. Trung Quốc, một nền kinh tế tiêu thụ năng lượng rất lớn, gần đây đã cho đóng cửa một loạt các nhà máy điện chạy than, trong khi các nhà máy thủy điện, nhà máy điện chạy bằng bằng dầu dầu khí, hoặc năng lượng tái tạo như mặt trời, gió... lại không thể tăng đủ công suất để bù vào năng lượng, thiếu hụt. Chưa kể quan hệ trục trặc với Australia cũng tác động đáng kể đến các nguồn nhập khẩu năng lượng từ đất nước Kangaroo.
6. Sản lượng dầu từ các nước Opec và các nước Opec+ như Nga... cũng chưa tăng đủ mạnh để làm hạ nhiệt nguồn cung.
7. Châu Âu và Bắc Mỹ chuẩn bị bước vào mùa đông nên nhu cầu năng lượng để sưởi ấm cũng chuẩn bị tăng nhanh.
8. Ngoài ra, một số nơi đã bắt đầu khủng hoảng năng lượng cục bộ như thiếu nhân công trong ngành dầu khí, năng lượng, thiếu lái xe chở dầu... Và quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất trong lúc này là nước Anh. Và có thể khủng hoảng từ nước Anh sẽ lan sang châu Âu và lan sang các khu vực khác.
Đó là lý do tạo nên "Cơn bão hoàn hảo" cho cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay.