Khủng hoảng thiếu container ngày một tồi tệ khiến chi phí vận tải hàng hóa quốc tế tăng vọt như thế nào?
Nhiều chuyên gia ngành vận tải cho biết nhiều doanh nghiệp đang phải tuyệt vọng chờ nhiều tuần và phải trả giá cao hơn mới có được container chở hàng, chi phí vận tải hàng hóa vì vậy tăng vọt.
- 25-01-2021Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các khu công nghiệp tại Lạng Sơn
- 25-01-2021Cả nước giải quyết việc làm cho khoảng 1,34 triệu người trong 2020
- 25-01-2021CEO Nguyễn Tử Quảng giải mã nguyên nhân LG bán mảng sản xuất smartphone
Cuộc khủng hoảng thiếu container đang khiến cho chi phí vận tải hàng hóa tăng chóng mặt và hoạt động vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc bị chậm trễ.
Đại dịch Covid-19 và tình trạng kinh tế toàn cầu phục hồi không bền vững đã khiến cho vấn đề này phát sinh khắp châu Á, cùng lúc đó, dù châu Á đã phần nào giải quyết được đại dịch nhưng nhiều phần khác của thế giới vẫn còn vô cùng chật vật. Nhiều chuyên gia ngành vận tải cho biết nhiều doanh nghiệp đang phải tuyệt vọng chờ nhiều tuần và phải trả giá cao hơn mới có được container chở hàng, chi phí vận tải hàng hóa vì vậy tăng vọt.
Tình trạng này ảnh hưởng đến tất cả những bên nào cần mua hàng từ Trung Quốc, đặc biệt những công ty thương mại điện tử và người tiêu dùng, nhóm đối tượng sẽ phải chịu tác động nặng nề từ việc chi phí hàng hóa tăng cao.
Trong tháng 12/2020, chi phí vận chuyển hàng hóa từ châu Á sang Bắc Âu đã tăng đến 264% so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu của quản lý rủi ro tại công ty quản lý chuỗi cung ứng Resilience36, ông Mirko Woitzik. Đối với tuyến vận tải từ châu Á sang bờ Tây của nước Mỹ, chi phí hiện đã tăng 145% so với cùng kỳ.
So với mức đáy vào tháng 3/2020, giá vận tải từ Trung Quốc sang Mỹ và châu Âu đã tăng đến 300%, giám đốc điều hành của công ty vận tải Redwood Logistics, ông Mark Yeager. Ông cho biết rằng chi phí vận tải giao ngay hiện đã tăng lên mức 6.000USD/container so với giá thông thường khoảng 1.200USD/container.
Ngay cả giá vận tải từ Mỹ cũng tăng lên, dù rằng không cao như vậy, theo Yeager.
"Lý do cho điều này chính là người Trung Quốc quá sốt sắng trong việc thu hồi container rỗng về, và các nhà xuất khẩu Mỹ rất khó để kiếm được container rỗng. Cứ 4 container từ Mỹ quay trở về châu Á có đến 3 container rỗng", ông Mark Yeager lý giải.
Trên thực tế, tình trạng thiếu container tại châu Á cũng đang dẫn đến cuộc khủng hoảng tương tự tại nhiều nước châu Âu, ví như Đức, Áo hay Hungary, nhiều hãng vận tải điều hướng container sang phương Đông càng nhanh càng tốt.
Thặng dư thương mại càng khiến cho tình trạng thiếu container trở nên tồi tệ hơn nữa. Có một số nguyên nhân bắt nguồn từ đại dịch Covid-19 đang gây ra tình trạng này.
Thứ nhất, Trung Quốc đang gửi nhiều hàng xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu hơn chiều ngược lại. Kinh tế Trung Quốc phục hồi nhanh hơn bởi virus corona được kiềm chết tốt bên trong biên giới tính đến quý 2 của năm 2020. Kết quả, container mắc kẹt tại phương Tây trong khi châu Á đang cực kỳ cần chúng.
"Dựa trên thực tế đang diễn ra, thặng dư thương mại tại Trung Quốc đang rất lớn, cứ 3 container đi mới có 1 container quay về", ông Mark Yeager phân tích.
Ngoài ra, tình trạng thiếu container trở nên tồi tệ hơn khi mà số lượng đơn đặt hàng container mới đã bị hủy rất nhiều trong khoảng thời gian nửa đầu năm 2020 khi mà phần lớn thế giới đang trong tình trạng bị phong tỏa, ông Alan Ng, trưởng bộ phận phân tích giao thông – vận tải tại PWV, chỉ ra.
Tốc độ và mức độ phục hồi của ngành vận tải đã khiến rất nhiều người ngạc nhiên. Khối lượng giao dịch thương mại phục hồi nhanh đến nỗi phần lớn các tuyến vận tải lớn cần phải bổ sung công suất để có thể giải quyết được tình trạng thiếu container, cũng theo ông Alan Ng.
Tình trạng thiếu container cũng trở nên tồi tệ hơn khi mà công suất vận chuyển hàng bằng máy bay chịu hạn chế. Một số loại mặt hàng giá trị cao thông thường được vận chuyển bằng được hàng không ví như iPhone giờ đây phải vận chuyển bằng container trên tuyến đường biển, theo Yeager. Hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không đã giảm đáng kể do virus corona và các biện pháp hạn chế đi lại.
Theo BizLIVE