Khủng hoảng thịt lợn, thịt giả lên ngôi tại Trung Quốc
Theo các nhà nghiên cứu, nhu cầu với loại thực phẩm giả thịt đang tăng mạnh ở Trung Quốc trong bối cảnh dịch tả lợn châu Phi khiến nước này rơi vào tình trạng khan hiếm thịt nghiêm trọng.
- 24-09-2019Ở Trung Quốc, người giàu là người có thịt lợn để ăn
- 23-09-2019Khủng hoảng thịt lợn ở Trung Quốc nghiêm trọng đến đâu?
- 21-09-2019Khủng hoảng thịt lợn ở Trung Quốc: Điên cuồng tranh cướp miếng thịt giảm giá, trộm thịt giấu vào túi quần
- 17-09-2019Trung Quốc đưa trở lại chế độ tem phiếu để đối phó với cuộc khủng hoảng thịt lợn
- 14-09-2019Trung Quốc tuyên bố miễn thuế trừng phạt đậu tương, thịt lợn Mỹ
- 14-09-2019Trung Quốc loay hoay ứng phó khủng hoảng thịt lợn
Ở quốc gia mà thịt lợn là thực phẩm chính, dịch tả lợn châu Phi đã khiến 1,17 triệu con lợn bị buộc phải tiêu hủy ở Trung Quốc. Nó dẫn tới sự sụt giảm không thể thay thế ở Trung Quốc, gây ra một cuộc khủng hoạt thịt lợn thực sự ở nền kinh tế hơn 1 tỷ dân.
Theo dữ liệu từ Statista, năm 2018, Trung Quốc là một trong những nước tiêu thụ thịt lợn cao nhất thế giới. Quốc gia này cũng là nhà sản xuất thịt lợn lớn nhất. Trong khi chờ các đàn lợn được gây trở lại, người Trung Quốc đã có một giải pháp thay thế đó là thịt giả.
Năm 2018, ngành công nghiệp thịt có nguồn gốc từ thực vật ở Trung Quốc có giá trị 910 triệu USD, tăng 14,2% so với một năm trước đó. Cùng năm, thị trường thịt giả ở Mỹ đạt 684 triệu USD, tăng 23% so với năm trước. Loại thực phẩm này rõ ràng đang trở thành một xu hướng mới và nó được thúc đẩy bởi cơn sốt thịt lợn ở Trung Quốc.
Dịch bệnh đã khiến 20 triệu tấn thịt lợn bị thổi bay khỏi nguồn cung ở Trung Quốc. Đó là mảnh đất màu mỡ cho thịt giả. Tuy nhiên, có những xu thế khác cho thấy người Trung Quốc đang ngày càng mặn mà với loại thực phẩm này. Do được làm từ thực vật, thịt giả khá dễ được người Trung Quốc tiếp nhận.
Từ thời nhà Đường, người Trung Quốc đã biết chế biến món thịt giả. Điều đó có nghĩa loại thực phẩm này có tuổi đời hơn 1.000 năm. Không chỉ giải quyết bài toán trước mắt, loại thực phẩm này còn có thể giúp cải thiện ô nhiễm môi trường, sức khỏe con người cũng như những tranh cãi về mặt đạo đức nếu so với thịt thông thường.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng cần có thời gian để thịt giả có thể đóng một vai trò sâu rộng hơn trong đời sống ẩm thực của người Trung Quốc. Khi cơn sốt thịt lợn qua đi, nhu cầu với loại thực phẩm này có nguy cơ giảm sút. Những giá trị khác của nó sẽ gặp nhiều thách thức trong việc thay đổi thói quen ăn uống của hơn 1 tỷ người dân nước này.
"Thịt giả sẽ không bao giờ có thể được sử dụng ở quy mô lớn, đặc biệt là khi thịt lợn là một loại thực phẩm vô cùng quan trọng trong chế độ ăn uống của người Trung Quốc. Nó cũng đóng góp nhiều cho nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới", Simon Powell, một chuyên gia nghiên cứu của ngân hàng đầu tư Jefferies, nhận định.
Trong quá khứ, Trung Quốc từng có nhu cầu rất lớn với thịt lợn. Năm 2018, quốc gia này tiêu thụ 46% tổng lượng thịt lợn trên toàn thế giới dù chỉ chiếm 1/7 dân số toàn cầu.