MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Khủng hoảng tuổi 30 vô cùng đáng sợ, những bất công trong công việc và gánh nặng cơm áo bắt đầu "đe doạ", chính xác thì bạn phải làm gì?

15-11-2021 - 10:52 AM | Sống

Nếu bạn không muốn cả đời nhàng nhàng, không thành không tựu, bạn phải cố gắng hết sức trước khi đạt đến cột mốc 30 tuổi.

Vì sao đến cột mốc quan trọng của cuộc đời là tuổi 30, có những người trở thành thứ hàng xa xỉ, có người lại tụt dốc không phanh? Nguyên nhân lớn nhất nằm ở việc họ có đủ khả năng giải quyết thứ gọi là "khủng hoảng tuổi 30" hay không.

"Khủng hoảng tuổi 30" là một thuật ngữ riêng, mang hàm nghĩa những ngày đầu 2 đầu 3 chơi vơi lưng chừng là khoảng thời gian tồi tệ nhất trong cuộc đời, áp lực một người có thể gặp phải sẽ tăng mạnh trong những năm trước và sau 30 tuổi. Về cơ bản, tuổi băm khác xa tuổi hăm, bởi giờ đây đời người mới thực bắt đầu.

Lúc này, những người trẻ vừa tốt nghiệp đại học xong hưởng thụ cảm giác tự do khi được tự lập và niềm vui vì phấn đấu cho tương lai bắt đầu trải qua những hoang mang, lo lắng và thiếu tự tin. Họ cảm thấy rõ ràng thế giới đang ở ngay trước mắt, nhưng họ không biết làm thế nào để hòa nhập. Do đó, một số người chọn thả trôi mình theo dòng đời, phát tướng dần dần vì thiếu kỷ luật và không kiểm soát được cơ thể mình. Trong khi đó, một số khác nhận thấy thế giới đang đối nghịch với mình, tuy nhiên họ vẫn chăm chỉ trau dồi khả năng và hiểu biết, đồng thời quyết tâm phấn đấu, vì vậy họ có được một cuộc sống khác.

Kết quả nghiên cứu của Đại học Harvard cho thấy một người sẽ trở nên vô năng và tự biến mình trở thành kẻ thất bại quanh đi quẩn lại chỉ vì những yếu tố sau: do dự, trì hoãn, cả thèm chóng chán, sợ bị từ chối, hạn chế bản thân, trốn tránh thực tế, luôn viện cớ, không chịu học hỏi.

Khủng hoảng tuổi 30 vô cùng đáng sợ, những bất công trong công việc và gánh nặng cơm áo bắt đầu đe doạ, chính xác thì bạn phải làm gì? - Ảnh 1.

Nếu không muốn bị đào thải khỏi nơi làm việc ở tuổi 35, bạn phải vượt qua những cạm bẫy này và lên kế hoạch cho cuộc đời mình khi 30 tuổi.

Nếu bạn không muốn cả đời nhàng nhàng, không thành không tựu, bạn phải cố gắng hết sức trước khi đạt đến cột mốc 30 tuổi .

Trên đời có bao nhiêu người là có bấy nhiêu cách sống, và mỗi người đều có quyền lựa chọn tuyệt đối cho mình. Họ có thể dừng chân tại chỗ, cũng có thể lao vun vút về phía trước, họ có thể để vật chất chi phối cuộc đời mình, cũng có thể sống một đời bình dị, mọi thứ chỉ coi như vật ngoài thân.

Cuộc đời sau tuổi 30, có thể sẽ được sống theo 2 thái độ.

Một kiểu người có thể đi tới nửa đường thì rẽ hướng, tăng tốc và trở thành người chiến thắng; một kiểu khác bị mắc kẹt trong chông gai và vũng lầy của cuộc đời, hoặc chìm luôn trong đó hoặc chật vật mãi mới vượt qua.

Một lối sống phức tạp và lộn xộn không phải là điều tốt cho chúng ta, chúng ta luôn cảm thấy mình luôn bận rộn với công việc và cuộc sống, tất cả chúng ta đều kiệt sức nhưng chưa sống được cuộc sống như mong muốn. Vậy nếu có thể, tại sao chúng ta không chọn một lối đi khác để tạo cho cuộc sống một điểm xuất phát mới?

Sau 30 tuổi, những bất công bắt đầu xuất hiện!

Từng có một khoảng thời gian, xuất hiện tin đồn rằng tập đoàn Huawei bắt đầu tập trung thanh lọc các nhân viên bảo trì kỹ thuật trên 34 tuổi, đồng thời lên kế hoạch cho các nhân viên lớn hơn 40 tuổi nghỉ hưu sớm. Tại buổi công bố báo cáo thường niên, Phó Chủ tịch kiêm CEO không thường trực của Huawei giải thích mọi thứ chỉ là hiểu lầm. Ông này cho rằng, việc thanh lọc chỉ nhằm giảm bớt những nhân viên có đóng góp ít hơn chứ không liên quan đến vấn đề tuổi tác. Những nhân viên trên 34 tuổi của họ thường đã có thể làm việc độc lập thực sự trong lĩnh vực chuyên môn của họ hoặc trở thành trụ cột của một team.

Về phần mình, bước qua tuổi 34, liệu bạn có đủ tự tin rằng mình đã đủ năng lực để một mình gánh vác hoặc đứng ra lãnh đạo một nhóm người thực hiện cả dự án không? Và liệu sau khi rời khỏi công ty, bạn có chắc mình sẽ có được cuộc sống như bạn mong muốn không?

34 tuổi là độ tuổi rất nguy hiểm và nhiều công ty quy định rõ ràng rằng không tuyển dụng nhân viên trên 35 tuổi. Bạn có thể nói rằng đây là sự phân biệt đối xử trong việc làm, nhưng bạn phải đối mặt với sự phân biệt đối xử không công bằng này. Công ty không phải là viện dưỡng lão, họ không thể nuôi những người lười biếng, không thể nuôi những người tụt hậu và càng không thể nuôi những người không có đóng góp. Nếu sau 30 tuổi, bạn không chịu thay đổi và trở nên tự lập mà vẫn thảnh thơi như những ngày tháng 20 tuổi, bạn nhất định sẽ trở thành cái gai trong mắt công ty.

Khủng hoảng tuổi 30 vô cùng đáng sợ, những bất công trong công việc và gánh nặng cơm áo bắt đầu đe doạ, chính xác thì bạn phải làm gì? - Ảnh 2.

Sau 30 tuổi, nếu vẫn còn tầm thường, bạn sẽ bị đào thải!

Nhiều công ty tư vấn về lập kế hoạch nghề nghiệp cho rằng từ 30 đến 35 tuổi, rất nhiều người có đủ thời gian để mắc sai lầm, để tránh cho sự nghiệp trở nên rối ren sau 35 tuổi, họ nên đặt ra những mục tiêu rõ ràng ít nhất là ở độ tuổi 30 và tận dụng 5 năm thời gian để bắt kịp chúng. Nếu bỏ lỡ cơ hội này, xã hội sẽ không còn tha thứ cho cái bạn gọi là tuổi trẻ ngông cuồng bằng thái độ bao dung nữa, bởi đơn giản, bạn không còn trẻ. Bạn sai thêm một bước đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải đền bù gấp bội trong tương lai.

Khi bạn 25 tuổi, bạn có thể là chỉ là một nhân viên bình thường; khi bạn 30 tuổi , bạn vẫn có thể tiếp tục là một nhân viên bình thường nhưng khi bạn 35 tuổi, bạn còn muốn là một nhân viên bình thường nhàng nhàng, đây là điều không thực tế. 35 - 40 tuổi, những nhân viên có năng lực thậm chí đang "đào thải" chính sếp của họ, họ không gặp cái gọi là khủng hoảng tuổi trung niên, họ cũng chẳng cảm thấy mình bị phân biệt đối xử.

Bởi vậy mới nói, thời kỳ hoang mang vô định tuổi 30 là giai đoạn đáng trân trọng nhất trong cuộc đời vì nó có thể quyết định những năm tháng về sau của bạn ra sao.

Sau năm 30 tuổi, hãy sống sao cho khôn ngoan!

Có những thứ càng có tuổi càng có giá trị, ví dụ như đồ cổ. Nhưng trên thực tế, phần lớn thời gian, mọi thứ trên đời càng cũ lại càng không còn đáng giá. Ví dụ như ngoại hình, thể lực, trí thông minh... Theo tốc độ tăng của tuổi tác, tất cả đều sẽ suy giảm một cách thầm lặng. Đối với cá nhân mà nói, không có gì bất lực hơn thế. Nhưng bạn buộc phải đối mặt với nó.

Bạn sẽ nhận ra ở nơi làm việc, nhiều công ty chỉ thích tuyển người trẻ. Bởi trong mắt sếp, nhân viên trẻ dễ uốn nắn hơn, mức chi phí phải bỏ ra cũng rẻ hơn.

Vậy bạn nên đối phó với sự thay đổi này như thế nào? Đó là hãy khiến cho mình "càng già, càng có có giá trị":

1. Không ngừng học hỏi. Mặc dù kinh nghiệm có giá trị nhưng nó có giới hạn. Chỉ khi kinh nghiệm liên tục được cập nhật thì giá trị mới theo đó mà tăng cao.

2. Phấn đấu trở thành "chuyên gia" trong một lĩnh vực nào đó. Người khác không làm được, tôi làm được; người khác làm được, tôi làm được tốt hơn - đây là bí kíp sống còn, giúp bạn không bị đào thải.

3. Giữ thái độ trẻ trung và dũng cảm đón nhận những điều mới mẻ. Có nhiều người tuy đã già, nhưng trái tim vẫn còn trẻ - chừng nào họ còn sống là họ còn tò mò về thế giới.

Khủng hoảng tuổi 30 vô cùng đáng sợ, những bất công trong công việc và gánh nặng cơm áo bắt đầu đe doạ, chính xác thì bạn phải làm gì? - Ảnh 3.

Không bao giờ có cái gọi tuổi tác quá trễ để làm gì đó, chỉ có thời gian và vốn liếng không đủ dùng.

Không bao giờ có cơ hội nào là không thể nắm bắt, chỉ có thực lực và lòng dũng cảm không đủ mạnh mà thôi.

Ở tuổi 30, bạn nên có tầm nhìn, kinh nghiệm và sự chăm chỉ mà những người trẻ hơn không có được. Bạn cũng nên tận dụng những mối quan hệ mình đã tích lũy được trong thời gian lâu dài trước đó để không ngừng phát triển, hoàn thiện bản thân, từ đó vượt qua giai đoạn đầy hoang mang này. 30 tuổi là độ tuổi tồi tệ nhất, nhưng cũng là độ tuổi đẹp nhất để thay đổi cuộc đời, nhớ nhé!

Theo M416

Pháp luật và bạn đọc

Trở lên trên