Khủng hoảng tuổi 60, vừa không có sức khoẻ, vừa không còn thu nhập ổn định, cần nắm chắc 5 lá bài này để phòng thân
Đừng trông cậy con cái báo hiếu, tốt nhất hãy chủ động cầm con át chủ bài của độ tuổi này để không sụt hố khủng hoảng.
- 15-11-2021Muốn sống an nhàn, đây là số tiền BẮT BUỘC bạn phải tiết kiệm được mỗi giai đoạn từ năm 20 tuổi - 60 tuổi
- 01-11-2021"60 năm trước thịt cá, 60 năm về sau rau dưa": Tuổi trẻ phải có sự nghiệp, tuổi già phải ưu tiên sức khỏe
- 01-11-202145-60% người cao tuổi nằm viện bị suy dinh dưỡng, bác sĩ ĐH Y chỉ ra 6 sai lầm ăn uống rất nhiều người mắc phải: Cải thiện ngay để ông bà khỏe mạnh, sống thọ hơn mỗi ngày
Biết tiến biết lùi, biết sợ biết lui thì mới có cuộc sống yên bình được
Điều quan trọng nhất mà một người phải làm trong suốt cuộc đời chính là "bảo vệ bản thân". Nếu ngay cả bản thân cũng không thể bảo vệ được, thì sao có thể mơ tưởng đến một cuộc sống ổn định và hạnh phúc đây?
Lúc trẻ chúng ta có sức khỏe, có tinh thần, có thể phấn đấu hết mình vì công việc, chăm chỉ kiếm tiền và sống một cuộc sống khá giả.
Ở tuổi trung niên, tuy phải đối mặt với nhiều vấn đề nhưng chúng ta vẫn khỏe mạnh và có nguồn thu nhập ổn định. Lúc này, cuộc sống vẫn tương đối hạnh phúc.
Tuy nhiên, tuổi già là khoảng thời gian "nguy hiểm" nhất đối với mỗi người. Vì ở tuổi này bạn vừa không có sức khỏe vừa không có thu nhập ổn định.
Nếu con bạn có hiếu với bạn, đương nhiên bạn là người rất may mắn nhưng nếu con cái không thể báo hiếu với bạn, hoặc căn bản không hề muốn báo hiếu thì bạn phải làm thế nào?
Nếu bạn muốn mình là người có tầm nhìn xa, vậy thì hãy nắm chắc 5 "lá bài" dưới đây.
Giữ khoảng cách phù hợp với con cái
Đối với người cao tuổi, bất kể có tiền hay không, cũng không nên quá thân thiết với con cái mà cần giữ một khoảng cách nhất định. Theo lý mà nói, con người càng thân thiết, càng cởi mở với nhau, mỗi quan hệ sẽ ngày càng tốt đẹp, nhưng thực tế lại hoàn toàn không phải như vậy, nguyên nhân nằm ở đâu? Thực ra điều này có thể lý giải bằng quy tắc con nhím trong tâm lý học:
Hai con nhím, nếu tiến lại quá gần nhau gai của chúng sẽ làm đôi bên đều bị thương. Chỉ sau khi tách nhau ra xa hơn một chút, duy trì một khoảng cách phù hợp, chúng mới có thể ở cạnh nhau, nương tựa sưởi ấm cho nhau.
Chỉ khi khoảng cách giữa cha mẹ và con cái ở mức vừa phải thì mối quan hệ gia đình mới có thể duy trì lâu dài được.
Gìn giữ mối quan hệ tốt với bạn đời
Khi về già, con cái hay người chung chăn gối với bạn sẽ ở bên bạn nhiều hơn? Con cái dù có tốt đến đâu, ngoan ngoãn đến đâu thì cuối cùng cũng sẽ có gia đình riêng cần chăm sóc, không thể dành quá nhiều tâm sức để chăm sóc cha mẹ như lúc trước. Là cha mẹ, chúng ta cũng không nên dựa dẫm quá nhiều vào con cái.
Bạn đời là người cùng bạn trải qua vinh nhục, đó là người mà bạn yêu thương và đồng hành trong suốt quãng đường đời, mục đích của cả hai đều là "an hưởng tuổi già". Vì vậy, đừng bỏ bê mối quan hệ với bạn đời, biết đâu họ mới là người sẽ đi cùng bạn đến cuối cuộc đời.
Giữ chắc tiền bạc của mình
Rất nhiều người già khi về hưu đã đưa hết tiền cho con cái, với mong muốn là con cái sẽ chăm sóc bố mẹ.
Bạn nghĩ cách làm này có đúng không? Thực chất, hành động này không khác gì "đánh bạc".
Bạn dùng tất cả của cải dành dụm được "đánh cược" hết vào lòng hiếu thảo của con cái. Nếu bạn "thua", có nghĩa là con cái bạn không hề có hiếu, không chỉ vậy, số tiền mà bạn đã liều lĩnh đánh cược cũng mất trắng.
Về già, con cái có thể bất hiếu, đây không phải là điều chúng ta có thể quyết định được. Tuy nhiên, chúng ta phải tự biết giữ gìn tốt tiền bạc của chính mình.
Bạn đã từng nghe qua câu nói: "Dựa người người chạy, dựa cây cây đổ, dựa nước nước chảy" chưa? Trên thế giới này có rất nhiều chuyện, nhiều người không đáng tin. So với tình cảm, tiền bạc là mới là thứ đáng tin nhất.
Ít nhất tiền của bạn sẽ không bao giờ phản bội bạn.
Người ngoài 60 phải biết tu dưỡng "tâm hồn"
Rất nhiều người già ngay khi vừa về hưu đã tự nhốt mình trong nhà, cắt đứt hoàn toàn với thế giới bên ngoài.
Kiểu cô lập với thế giới này chỉ khiến con người trở nên hoang tưởng, cáu kỉnh và đa nghi hơn.
Tại sao sau khi về hưu, người già luôn thích gây gổ với con cái? Có lẽ là do tinh thần họ không ổn định, họ luôn làm khó con cháu, để rồi cuối cùng dẫn đến tranh chấp giữa hai bên.
Sau khi về hưu không nên sống khép mình mà hãy tiếp xúc nhiều hơn với thế giới bên ngoài, có thể là gặp gỡ bạn cũ, rủ nhau đánh cờ, leo núi hay đi du lịch...
Người có tinh thần tốt thì tự nhiên sẽ bớt khổ.
Chăm chỉ tập thể dục
Dù chúng ta sở hữu rất nhiều tiền, nhưng một khi sức khỏe có vấn đề, thì tất cả đều không còn ý nghĩa nữa.
Phải khỏe mạnh thì chúng ta mới tận hưởng cuộc sống một cách chọn vẹn nhất. Nếu ốm đau, bệnh tật chúng ta thường sẽ không còn đủ sức khỏe tâm trí mà lo lắng, suy nghĩ đến những chuyện khác, chưa kể bệnh tật còn khiến con người tiêu hao rất nhiều tiền bạc của cải, ảnh hưởng đến những người thân trong gia đình.
Vì vậy để bản thân luôn khỏe mạnh, hãy chăm chỉ luyện tập thể thao. Với những người đã có tuổi thì càng phải chú trọng điều này hơn, dù chỉ là đi bộ hay đạp xe mỗi ngày cũng đừng tự nhốt mình trong nhà, làm như vậy chỉ khiến cơ thể càng thêm suy nhược mà thôi.
Sức khỏe là nền tảng của hạnh phúc. Có sức khỏe là có hạnh phúc, không có sức khỏe tất cả đều trở nên vô nghĩa.
Doanh nghiệp và tiếp thị