Khủng hoảng Ukraine: Nga-phương Tây đọ nắm đấm tài chính
Gói hỗ trợ an ninh tiếp theo mà chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden dành cho Ukraine dự kiến có giá lên đến 1 tỉ USD, nâng tổng giá trị viện trợ của Mỹ dành cho Ukraine lên 8,8 tỉ USD.
- 01-08-2022Ukraine nói vợ chồng ông trùm ngũ cốc tử vong
- 31-07-2022Xuất khẩu ngũ cốc ở Ukraine được nối lại: Tháo gỡ nút thắt nguồn cung lương thực
- 22-07-2022Nga và Ukraine đạt thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc, nỗi lo "cơn đói" của thế giới sắp chấm dứt?
- 18-07-2022Ukraine bán hàng tỉ USD vàng để cầm cự
- 17-07-2022Máy bay Ukraine lao xuống Hy Lạp, nổ tung như pháo
Đây được xem là một trong những gói hỗ trợ lớn nhất của Mỹ cho Ukraine tính đến nay. Các nguồn thạo tin cho biết chính quyền Mỹ sẽ công bố thông tin về gói hỗ trợ này sớm nhất là vào ngày 8-8.
Các quan chức giấu tên cho rằng Tổng thống Biden vẫn chưa ký duyệt gói viện trợ này và các gói vũ khí có thể thay đổi về giá trị lẫn nội dung trước khi chúng được ký phê duyệt.
Hệ thống pháo phản lực cơ động cao M142 (HIMARS) do Mỹ cung cấp khai hỏa ở một địa điểm không được tiết lộ ở Ukraine. Ảnh: Reuters
Tuy nhiên, nếu được ký như dự tính ban đầu, trị giá của gói viện trợ mới sẽ là 1 tỉ USD và bao gồm đạn dược cho hệ thống tên lửa đất đối không NASAMS và 50 xe vận tải y tế bọc thép M113.
Gói mới sẽ được Cơ quan cung cấp hỗ trợ quân sự của tổng thống Mỹ (PDA) tài trợ. Theo đó, tổng thống có thể cho phép chuyển các mặt hàng và dịch vụ từ các kho hàng của Mỹ mà không cần sự chấp thuận của Quốc hội trong trường hợp khẩn cấp.
Trong diễn biến căng thẳng Nga-phương Tây liên quan đến vấn đề Ukraine, Nga đã cấm các nhà đầu tư từ những quốc gia "không thân thiện" bán cổ phần trong các dự án năng lượng quan trọng và các ngân hàng cho đến cuối năm nay.
Sắc lệnh, do Tổng thống Vladimir Putin ký và công bố hôm 5-6, ngay lập tức cấm các nhà đầu tư từ các quốc gia ủng hộ lệnh trừng phạt đối với Nga bán tài sản trong các thỏa thuận chia sẻ sản xuất (PSA), các ngân hàng, thực thể chiến lược, các công ty sản xuất thiết bị năng lượng, cũng như các dự án khác, từ sản xuất dầu khí đến than và niken.
Tổng thống Vladimir Putin ký và công bố Sắc lệnh hôm 5-6. Ảnh:Reuters
Theo sắc lệnh, ông Putin có thể ban hành sự miễn trừ đặc biệt trong một số trường hợp nhất định để các thỏa thuận được tiến hành. Đồng thời chính phủ và ngân hàng trung ương có nhiệm vụ chuẩn bị một danh sách ngân hàng để Điện Kremlin phê duyệt. Sắc lệnh do Tổng thống Putin ký không đề cập trực tiếp tên các nhà đầu tư.
Trước đó, Mỹ và đồng minh, bao gồm Nhật, đã áp đặt các hạn chế tài chính đối với Nga sau khi nước này đưa quân vào Ukraine vào cuối tháng 2. Moscow đã trả đũa bằng cách gây trở ngại đối với các doanh nghiệp phương Tây, bao gồm việc quốc hữu hóa tài sản của các công ty này.
NLĐ