MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Khuyên chân thành: Còn giữ 3 thứ này trong năm 2025 sắp tới, bạn khó mà tiết kiệm được tiền!

17-12-2024 - 09:18 AM | Lifestyle

Đây có thể coi là 3 thói quen hủy hoại mục tiêu tiết kiệm tiền của phần lớn mọi người, phải bỏ được, mới tiết kiệm được.

Vậy là một năm nữa lại trôi qua. Thú thật mà nói, năm nào tôi cũng đặt mục tiêu phải tiết kiệm được tiền, nhưng chưa bao giờ hoàn thành được những gì đã đề ra. 2024 lại tiếp tục là một năm như vậy.

Những ngày gần đây, tôi hay suy nghĩ về việc tại sao mình lại không tiết kiệm được đủ số tiền mà bản thân đã đặt ra, trong khi ngay từ ban đầu, chính mình đã nhìn nhận và đánh giá rằng mục tiêu ấy không quá tầm với? Và tôi đã tìm được 3 lý do, càng ngẫm, càng thấy đúng.

1 - Không có quỹ dự phòng

"Để dành được tiền, không tiêu vào là tốt rồi, cần gì phải rạch ròi tiền dự phòng với tiền tiết kiệm".

Khuyên chân thành: Còn giữ 3 thứ này trong năm 2025 sắp tới, bạn khó mà tiết kiệm được tiền!- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Đó chính là suy nghĩ của tôi nhiều năm trước. Hàng tháng, tôi trích ra 1 phần thu nhập, gửi vào tài khoản tiết kiệm và cho rằng thế là "xong việc", là mình đang sống quá trách nhiệm với bản thân. Nhưng càng lớn, tôi nhận ra cuộc sống càng có nhiều việc đột xuất, mà việc nào cũng cần đến tiền cả. Bố mẹ, người thân ốm đau, cần tiền. Mình đột nhiên thất nghiệp, laptop, điện thoại, xe máy,... tự nhiên lăn ra hỏng, mà phải cùng hỏng một lúc mới được.

Tất cả những việc ấy, không có việc nào là không cần đến tiền. Nhưng vì tiền đã để hết trong tài khoản tiết kiệm rồi, muốn lấy ra dùng, phải đáo trước hạn, chấp nhận mất lãi là một chuyện, nhưng lo xong việc, đôi khi tôi cũng không gửi số còn dư vào tài khoản tiết kiệm, mà cứ để đấy, nên thành ra lại tiêu vào.

Cuối cùng là không tiết kiệm được mấy. Vậy mà phải đến 3-4 năm, tôi mới nhận ra sai lầm này. Không rạch ròi khoản tiền tiết kiệm, và khoản tiền dự phòng rủi ro là rất dễ rơi vào cảnh tiết kiệm xong lại lấy ra dùng hết.

2 - Không quản lý chi tiêu kỹ càng

"Nhiều tiền mới phải quản lý chi tiêu, chứ mình tiền tiêu còn chẳng đủ thì quản lý làm gì". Đây cũng là một suy nghĩ mà tôi cho rằng rất sai lầm, và cũng chính là lỗi sai tôi mắc phải trong quá khứ.

Hàng tháng, sau khi gửi 1 khoản vào tài khoản tiết kiệm, đóng tiền thuê nhà, tôi gói gọn tiền ăn và tiền trang trải các nhu cầu khác với số tiền còn lại. Đương nhiên, nó không nhiều nhưng cũng không ít đến mức không đủ sống trong 1 tháng. Vậy mà tháng nào tôi cũng hết tiền trong khoảng 2 ngày cuối tháng.

Khuyên chân thành: Còn giữ 3 thứ này trong năm 2025 sắp tới, bạn khó mà tiết kiệm được tiền!- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Lý do cũng không có gì khó hiểu, tất cả là do trong 2 tuần đầu, tôi đã chi tiêu quá thoải mái. Tôi sẽ không tự nấu ăn nếu trong tài khoản còn tiền, tôi cũng không từ chối cuộc hẹn ăn uống, tụ tập nào. Chỉ đến khi tài khoản cạn dần, tôi mới biết nói lời từ chối.

Kết cục là gần như tháng nào tôi cũng phải vay tiền người thân, bạn bè để sống qua ngày. Có vay, có trả. Đến kỳ lương sau, vì phải trả nợ, nên khoản tiền tôi tiết kiệm được sẽ ít đi. Có tháng, tôi còn không tiết kiệm được đồng nào.

3 - Không có mục tiêu tiết kiệm rõ ràng

"Tiết kiệm vì nghĩ rằng nếu không tiết kiệm thì không được" chính là suy nghĩ khiến tôi không thể nghiêm túc với mục tiêu tiết kiệm hàng tháng. 

Nghe có vẻ mâu thuẫn, nhưng nếu nghĩ kỹ, bạn sẽ nhận ra chúng ta không thể hoàn thành bất kỳ mục tiêu nào, nếu như không có một dích đến rõ ràng. Và việc "phải tiết kiệm vì nếu không làm vậy, mọi chuyện có vẻ sai" chính là cái sai đầu tiên cần sửa.

Khuyên chân thành: Còn giữ 3 thứ này trong năm 2025 sắp tới, bạn khó mà tiết kiệm được tiền!- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Vì không có mục tiêu rõ ràng, nên tôi cũng rất dễ thỏa hiệp với bản thân bằng những suy nghĩ tựa như "thôi, tháng này cứ mua sắm đã, tháng sau tiết kiệm". Cứ như vậy, nên không tiết kiệm được cũng là điều dễ hiểu.

Những năm gần đây, tôi bắt đầu thay đổi, tôi nghiêm túc hơn trong việc đặt mục tiêu tiết kiệm, và nhận ra rằng, mình không cần phải nghĩ tới những điều quá lớn lao như mua nhà, mua xe. Tiết kiệm để có tiền đưa cả gia đình đi du lịch, tiết kiệm để đổi laptop - nâng cấp "cần câu cơm", hay tiết kiệm để có tiền kết hôn, lập gia đình,...

Tôi nghĩ rằng chính những mục tiêu trong tương lai gần, có tính thiết thực như vậy đã giúp tôi phần nào kỷ luật hơn trong việc tiết kiệm tiền.

Theo Ngọc Linh

Phụ nữ số

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên