Kịch bản tồi tệ khi Elon Musk 'khai tử' Twitter: Thế giới mất 'núi dữ liệu', đến Facebook hay TikTok cũng không thể thay thế
"Điều gì sẽ xảy ra nếu Twitter “sập”? - Câu hỏi này đang được đặt ra, sau khi tương lai nền tảng này liên tục rơi vào tình trạng bất ổn.
- 20-11-2022Ước mơ người ở nông thôn vẫn được khám bác sĩ giỏi đằng sau ứng dụng AI hỗ trợ khám bệnh dành riêng cho người Việt
- 20-11-2022Khi nào đổi từ CMND sang CCCD gắn chip được giữ nguyên số?
Điều gì sẽ xảy ra nếu Twitter “sập”?
Câu hỏi đó đang được đặt ra, sau khi chủ sở hữu mới “thất thường” Elon Musk liên tục khiến tương lai nền tảng này rơi vào tình trạng bất ổn. Nếu Twitter đột ngột mất đi, hậu quả được cho là sẽ rất lớn do vai trò không thể thiếu của mạng xã hội này đối với truyền thông toàn cầu.
Theo CNN, Twitter vẫn được mệnh danh là “Quảng trường thị trấn kỹ thuật số” và không chỉ đơn giản chỉ là một trang web truyền thông xã hội. Lãnh đạo thế giới sử dụng Twitter để liên lạc. Nhà báo dùng Twitter để thu thập tin tức, trong khi những thành phần bất đồng chính kiến coi đây như một nơi để tranh luận. Người nổi tiếng và các thương hiệu lớn cũng sử dụng Twitter để đưa ra các thông báo quan trọng.
Người dùng Twitter theo dõi tất cả những điều đó trong thời gian thực. Nếu nền tảng này “sập”, không một trang mạng xã hội nào có thể thay thế. Thông tin liên lạc thậm chí sẽ bị đứt đoạn trên nhiều trang web truyền thông, từ đó gây “ách tắc” luồng thông tin tin cậy.
Khi đó, một số người sẽ nghĩ đến việc dùng bản sao của Twitter. Mastodon, nền tảng blog tương tự Chim xanh là một ví dụ điển hình. Tuy nhiên, sự bùng nổ về mức độ phổ biến cũng chỉ tương đối vì Mastodon nhỏ hơn nhiều so với Twitter nếu xét trên quy mô và khả năng thu hút người dùng.
Được biết hầu hết các bản sao của Twitter được thiết kế nhằm phục vụ những người dùng bảo thủ vốn ghét bỏ nền tảng này trong nhiều năm. Ví dụ điển hình là Truth Social của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Nó tự phong mình là “Twitter vì lẽ phải”, nơi mọi người được tự do chia sẻ quan điểm.
Facebook, Instagram hay TikTok có thể là những sự lựa chọn an toàn hơn, song không có nền tảng nào được định sẵn để kế thừa toàn bộ người dùng Twitter. Chúng không thể trở thành trung tâm của các cuộc trò chuyện và tranh luận công khai - điều mà Twitter gây dựng được trong nhiều năm.
"Điều gì sẽ xảy ra nếu Twitter “sập”? - Câu hỏi này đang được đặt ra, sau khi tương lai nền tảng này liên tục rơi vào tình trạng bất ổn.
Các nền tảng mạng xã hội - với hàng tỷ tương tác của người dùng mỗi giây - được ví như những 'bộ não nhân tạo'. Twitter hiện xử lý khoảng 500-700 triệu tweet, cộng thêm khoảng 12 terabyte dữ liệu mỗi ngày. Con số này khá nhỏ so với Facebook, nhưng vẫn được coi là “núi dữ liệu” khổng lồ.
“Đây sẽ là nguồn tư liệu lớn cho các nhà sử học trong tương lai. Con người chưa bao giờ có khả năng thu thập nhiều dữ liệu đến thế trong bất kỳ giai đoạn nào”, Elise Thomas, chuyên gia phân tích của ISD, cho biết.
Như vậy, Twitter bị khai tử đồng nghĩa với việc thế giới sẽ mất một lượng lớn dữ liệu. Trước đó, Thư viện Quốc hội Mỹ đã tự lưu trữ tất cả các bài đăng Twitter từ 2010-2018. Tuy nhiên, công việc này đã dừng lại vào năm 2018 do lượng dữ liệu quá lớn.
“Theo một cách nào đó, Twitter đã trở thành một loại công cụ tổng hợp thông tin”, Eliot Higgins, người sáng lập công ty điều tra nguồn mở Bellingcat, nói.
Nhiều giả thuyết được vẽ nên xoay quanh rủi ro “sập” Twitter gây mất dữ liệu. Giải pháp cụ thể chưa được đưa ra song người ta vẫn kỳ vọng trong trường hợp xấu nhất, Musk sẽ không “rút phích cắm” ngay lập tức mà đóng cửa một cách có tổ chức để giữ lại thông tin quan trọng.
“Chúng ta sẽ mất rất nhiều lịch sử kỹ thuật số nếu Twitter ngừng hoạt động mà không có cảnh báo trước", Kilbride nói.
Tuần trước, Musk tuyên bố bắt đầu tắt dịch vụ “microservices” của Twitter vì cho rằng nó đang phình to và sử dụng quá nhiều tài nguyên công nghệ. Làn sóng phản đối dâng cao trong bộ phận các kỹ sư Twitter - những người cho rằng Musk đang không biết mình đang nói về cái gì.
Theo CNN, Twitter vẫn được mệnh danh là “Quảng trường thị trấn kỹ thuật số” và không chỉ đơn giản chỉ là một trang web truyền thông xã hội.
“Microservice là công cụ để hầu hết các trang web lớn hiện đại sắp xếp mã code, từ đó giúp kỹ sư phần mềm làm việc nhanh chóng và hiệu quả. Có rất nhiều dịch vụ như vậy và mỗi dịch vụ quản lý một tính năng khác nhau. Thay vì thử nghiệm loại bỏ microservice, Musk thẳng tay xóa bỏ hoàn toàn Microservice”, Gergely Orosz, tác giả của trang blog Pragmatic Engineer và là cựu lập trình viên Uber, cho biết.
Cuối tuần trước, văn phòng của Twitter bất ngờ đóng cửa, sau khi hàng trăm nhân viên nền tảng mạng xã hội từ chối tiếp tục làm việc theo tầm nhìn mới của Elon Musk. Theo BI, đây là lần thứ hai văn phòng Twitter “đóng băng” kể từ khi CEO Tesla tiếp quản nền tảng mạng xã hội. Vị tỷ phú này đã bắt đầu thực hiện động thái sa thải hàng loạt khoảng 3-4 tuần trước nhằm “đảm bảo an toàn cho từng nhân viên cũng như hệ thống Twitter và dữ liệu khách hàng”.
Quyết định đóng cửa được thông báo trên Twitter bởi Zoe Schiffer, diễn ra khoảng 1 giờ sau thời hạn 17h Musk đề ra để nhân viên Twitter chính thức ký vào bản cam kết cống hiến.
“Nếu bạn chắc chắn rằng mình muốn trở thành một phần của Twitter mới, vui lòng nhấp vào đồng ý trong liên kết bên dưới”, trích từ email của Elon Musk gửi cho tất cả nhân viên Twitter. Ngoài ra, nếu không ký vào bản cam kết này trước 17h ngày 17/11 (giờ Mỹ), nhân viên Twitter sẽ nhận được 3 tháng trợ cấp thôi việc.
Ngay sau thông báo trên, hàng trăm nhân viên trong số gần 3.000 người còn lại đã tuyên bố rời đi. Theo Robert Graham, một chuyên gia về an ninh mạng, nhân viên Twitter nắm giữ rất nhiều thông tin về hạ tầng bảo mật lớn và “khi họ rời đi, bạn biết đấy, tất cả sẽ đi theo họ”.
Theo: CNN, Bloomberg
Nhịp sống thị trường