Kiểm soát huyết áp bằng cách thay đổi 5 điều đơn giản trong cuộc sống
Huyết áp cao - tử thần thầm lặng - không chỉ dẫn đến bệnh tim mạch mà còn làm tăng nguy cơ đột quỵ. May mắn thay, căn bệnh chết người này có thể điều trị bằng cách thay đổi những điều đơn giản trong lối sống sinh hoạt hàng ngày.
Cắt giảm lượng calo trong chế độ ăn uống
Bạn nên nhớ, huyết áp và cân nặng tỷ lệ thuận, khi số cân của bạn vọt lên, đừng thắc mắc vì sao huyết áp tặng. Ngược lại, chỉ cần giảm được 10 pounds (tương đương 4,5 kg), bạn đã có thể giảm huyết áp. Việc ổn định cân nặng cũng giúp thuốc huyết áp bạn đang dùng trở nên hiệu quả hơn.
Nếu có thể, hãy nhờ tới sự tư vấn của bác sĩ để xác định cân nặng mục tiêu và vạch ra kế hoạch khoa học và hợp lý để “chạm đích”. Thông thường, hạn chế lượng calo trong chế độ ăn uống, cố gắng duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh (chỉ số BMI duy trì ở mức 18,5 – 24,9) là điều bạn cần hướng tới.
Lên kế hoạch thực hiện chế độ ăn kiêng Dash
Chế độ ăn giàu ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau và các sản phẩm sữa ít chất béo, hạn chế chất béo bão hòa và cholesterol có thể làm giảm huyết áp của bạn tới 14 mmHg. Kế hoạch này được gọi là phương pháp tiếp cận chế độ ăn uống để ngăn chặn cao huyết áp (DASH).
Lên kế hoạch ăn uống khoa học và ngăn ngừa bệnh tăng huyết áp cần sự linh hoạt và cân bằng. Bạn nên khuyến khích bản thân và người trong gia đình áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho tim mạnh.
Huyết áp cao có thể điều trị bằng cách thay đổi những điều đơn giản trong lối sống sinh hoạt hàng ngày.
Hạn chế lượng natri vào cơ thể
Việc dư thừa muối natri trong cơ thể tạo thêm gánh nặng cho tim trong khi việc giảm nhẹ chất này trong chế độ ăn uống có thể làm giảm huyết áp 2-8 mmHg. Vì thế, bạn nên hạn chế natri ở mức 2.300 mg hoặc ít hơn mỗi ngày. Một lượng natri thấp (1.500 mg một ngày hoặc ít hơn) thích hợp cho những người từ 51 tuổi trở lên, bị bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận mãn tính.
Việc theo dõi lượng muối trong chế độ ăn vì thế trở nên bạn trọng. Bạn nên đọc nhãn thực phẩm, lựa chọn đồ chứa ít natri. Ăn ít thực phẩm chế biến sẵn bởi khoai tây chiên, thức ăn đông lạnh, thịt xông khói và các loại thịt chế biến thường chứa nhiều natri.
Ngoài ra, nên cắt giảm lượng muối từ từ, sử dụng các loại thảo mộc hoặc gia vị khác để thêm hương vị cho thức ăn chứ không phải là muối. Ăn chậm, nhai kỹ cũng cũng mang lại cho bạn cảm giác mặn mà cho thức ăn hơn khi bớt muối.
Tập thể dục mỗi ngày
Rèn luyện thể chất giúp cơ tim khỏe mạnh. Hoạt động thể dục thể thao thường xuyên, ít nhất là 30 đến 60 phút các ngày trong tuần có thể làm giảm huyết áp của bạn từ 4-9 mmHg. Nếu bạn chưa từng tập luyện trước đó, chỉ cần tăng mức độ tập thể dục của bạn cũng có thể làm giảm huyết áp chỉ trong vòng vài tuần.
Hạn chế uống rượu
Uống rượu ít giúp bảo vệ sức khỏe và chống lại các bệnh tim mạch. Tuy nhiên, liều lượng nhiều có thể làm tăng huyết áp và giảm tác dụng của thuốc điều trị cao huyết áp.
Hãy xem xét giảm dần lượng rượu bạn uống mỗi ngày. Nếu là một người nghiện rượu nặng, đột nhiên loại bỏ tất cả rượu, ngược lại có thể gây ra cao huyết áp nặng trong vài ngày. Vì vậy, khi ngừng uống rượu, bạn nên làm điều đó với sự giám sát của bác sĩ và giảm từ từ trong một đến hai tuần.