"Kiểm toán, thanh kiểm tra không phát hiện được sai phạm, sao các giáo sư, bác sĩ, vốn chỉ giỏi đọc bệnh án, có thể phát hiện?"
Đây là câu hỏi của ĐBQH Hoàng Văn Cường, Phó hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân, dành cho Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trong phiên chất vấn sáng 10/11 liên quan tới sai phạm gần đây của người đứng đầu các bệnh viện.
- 10-11-2021Đưa trang thiết bị y tế, sinh phẩm xét nghiệm vào mặt hàng phải kê khai giá
- 10-11-2021Bộ Y tế tiếp nhận 1.910 tủ lạnh bảo quản vaccine do Australia và UNICEF hỗ trợ
- 08-11-2021Thủ tướng: Các tỉnh sẵn sàng lập trạm y tế lưu động ở nơi bùng dịch
- 06-11-2021Sự nghiệp của nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến
- 05-11-2021Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương xác minh nguyên nhân sự cố tiêm nhầm vaccine COVID-19
Đặt câu hỏi cho Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, Đại biểu Trịnh Xuân An (Đồng Nai) nêu tình trạng hàng loạt cán bộ y tế vướng vòng lao lý khi sai phạm trong vấn đề đấu thầu và mua bán thuốc, từ đó ông đặt câu hỏi về vai trò chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của Bộ Y tế với vai trò là quản lý lĩnh vực nhất là trong thời gian khi Nghị quyết 30 với hàng loạt cơ chế đặc thù sẽ có hiệu lực.
Trả lời, Tư lệnh ngành Y tế cho biết đây là những vụ việc "hết sức đau lòng". Nó về nguyên nhân, Bộ trưởng Long cho rằng một phần do cơ chế nhưng một phần những vi phạm này mang tính cá nhân. Việc đấu thầu đã có quy định cụ thể nhưng vẫn có sai phạm. Bộ trưởng Y tế cũng cho biết Bộ tiếp tục rà soát những hướng dẫn, thể chế liên quan đến quản lý và tăng cường kiểm tra, giám sát mua sắm, đầu thầu, phân cấp phân quyền.
Trước đó, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng cho biết các bệnh viện đều có những phó giám đốc chuyên trách, những người phụ trách về kinh tế, để có thể giúp việc cho giám đốc. Tuy nhiên, điều này không làm hài lòng ĐBQH Hoàng Văn Cường. Giơ biển tranh luận, vị phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân nêu ra những điểm chưa phù hợp.
Ông Cường cho biết sai phạm kinh tế tại các bệnh viện dẫn tới việc một loạt giáo sư, bác sĩ rơi vào vòng lao lý. Tuy nhiên, ông Cường cho rằng giải pháp mà Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nêu ra chưa thỏa đáng. Ngay cả khi phân công cho cấp phó nhưng khi cấp phó sai, cấp trưởng vẫn phải chịu trách nhiệm của người đứng đầu. Đó là chưa kể có những việc người đứng đầu buộc phải quyết nên kiểu gì cũng phải chịu trách nhiệm.
Trong khi đó, Đại biểu Hoàng Văn Cường cho biết hàng năm, cơ quan chức năng, cơ quan chủ quản đều tiến hành kiểm toán, thanh tra với các dự án sử dụng ngân sách. Với vốn mà bệnh viện tự quyết cũng phải kiểm tra.
"Tuy nhiên, những cơ quan chức năng, chuyên môn cao mà khi kiểm tra vẫn không phát hiện ra sai phạm thì làm sao, các giáo sư, bác sĩ, chỉ biết đọc giáo án, bệnh án, có thể phát hiện ra mà tránh. Nếu họ phát hiện ra làm gì có hậu quả như vừa qua", Đại biểu Hoàng Văn Cường nhấn mạnh.
Trả lời chất vấn của Đại biểu Cường, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, theo quy định của Đảng và Nhà nước, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm toàn diện, kể cả với sai phạm. Khi để xảy ra sai phạm thì người đứng đầu có trách nhiệm trong việc xây dựng cơ chế làm việc, kiểm tra, giám sát thực hiện. Đó là lý do vì sao luôn đề cao trách nhiệm người đứng đầu. Tinh thần, chỉ đạo chung là như vậy.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Long cũng cho biết ngành y tế được quản lý theo địa bàn, lãnh thổ. Bộ Y tế chỉ chỉ đạo chuyên môn, kỹ thuật. Về nhân sự, quản lý tài chính, thanh tra kiểm tra, trách nhiệm thuộc về các tỉnh, thành phố mà đơn vị y tế nằm dưới sự quản lý. Bộ Y tế chỉ kiểm tra về chuyên môn. Kiểm tra tài chính, kinh tế và đấu thầu… do địa phương thực hiện.
Thời gian qua, trước những vi phạm trong quản lý đầu thầu, mua sắm, Bộ Y tế đã liên tục nhắc nhở phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Thủ tướng Chính phủ cũng liên tục có công văn, yêu cầu đẩy mạnh quản lý mua sắm, đấu thầu, hạn chế việc lợi ích nhóm.
"Khi có sai phạm, dù đau đớn, vẫn phải xử lý theo pháp luật để làm trong sạch, lành mạnh hóa các vấn đề đấu thầu, mua sắm", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.
Phát biểu thêm về nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết chúng ta đang phòng chống dịch hết sức tiết kiệm vì đất nước còn khó khăn. Theo Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng giao Thanh tra Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Ủy ban Kiểm toán nhà nước để thời gian tới sẽ thanh tra, kiểm toán sâu về huy động, quản lý nguồn lực phòng chống dịch, ngăn chặn lợi ích nhóm trong lĩnh vực này.
"Đề nghị Bộ Y tế tăng cường hướng dẫn, giám sát, thanh tra, kiểm tra nội bộ trong ngành, hướng dẫn anh em làm đúng, tránh sai phạm. Khi cơ quan chức năng vào cuộc, phát hiện sai phạm, sẽ phải xử lý", Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết.
Tổ Quốc
- Thúc đẩy TP HCM trở thành trung tâm tài chính quốc tế, phát triển chuỗi công nghiệp gắn với hành lang kinh tế xuyên Á
- Hải Phòng, Thanh Hóa... chính thức được hưởng cơ chế đặc thù, đây là một vài điểm đáng chú ý
- Quốc hội chốt chỉ tiêu GDP năm 2022 khoảng 6-6,5%
- Thủ tướng giải đáp chương trình ứng phó với dịch COVID-19 trong thời gian tới: Sẽ quan tâm nhiều hơn đến đội ngũ y tế
- Phiên chất vấn đầu tiên của Quốc hội khóa XV: Để lại nhiều dấu ấn