Kiên định với chiến lược bán lẻ, VPBank đạt kết quả kinh doanh quý 3 tích cực
Kết thúc quý 3, VPBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế tăng gần 70% so với cùng kỳ, với động lực từ mảng bán lẻ, chất lượng tài sản ổn định và các chỉ số an toàn được duy trì. Ngân hàng tiếp tục đặt kỳ vọng lớn vào hoạt động số hóa trong mục tiêu củng cố chất lượng dịch vụ, nâng cao trải nghiệm khách hàng và cải thiện nguồn thu trong các quý tiếp theo.
- 20-10-2022Ngân hàng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp có thực sự rủi ro?
- 18-10-2022Ngân hàng tiếp tục lãi lớn
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank - mã chứng khoán VPB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3/2022 với nhiều con số ấn tượng.
Bán lẻ lên ngôi
Trong bối cảnh hoạt động ngành ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn và môi trường lãi suất tăng cao trong quý 3, VPBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế (PBT) hợp nhất tăng trưởng tích cực với động lực chính đến từ trụ cột ngân hàng bán lẻ.
Theo đó, trong 9 tháng đầu năm, VPBank ghi nhận PBT hợp nhất đạt hơn 19,8 nghìn tỷ đồng, tăng 69% so với cùng kỳ, hoàn thành 67% kế hoạch lợi nhuận của năm 2022.
Nhờ đa dạng hóa doanh thu, tổng thu nhập hoạt động (TOI) hợp nhất đạt 45 nghìn tỷ đồng, tăng gần 36% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng hợp nhất trong 9 tháng đầu năm đạt mức tăng trưởng tới 59,2%, nhờ đó nâng tỷ trọng đóng góp của thu nhập ngoài lãi trên thu nhập hoạt động TOI của ngân hàng hợp nhất lên trên 30%. Tại ngân hàng riêng lẻ, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ cũng tăng 56% so với cùng kỳ.
Các nguồn thu ngoài lãi đóng góp vào TOI tại ngân hàng riêng lẻ có thể kể tới hoạt động thanh toán và ngân quỹ trong 9 tháng đầu năm tăng gấp đôi so với cùng kỳ nhờ doanh số giao dịch POS tăng mạnh, gấp gần 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái nhờ tiêu dùng phục hồi. Trong khi đó, thu nhập từ hoạt động kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm vẫn tăng trưởng tốt, tăng 68% so với cùng kỳ. Tương tự, thu phí từ thẻ tăng 35% so với cùng kỳ, tương ứng với số lượng thẻ phát hành và giao dịch gia tăng trong 9 tháng đầu năm.
Bán lẻ một lần nữa khẳng định vị thế trụ cột tại VPBank trong quý vừa qua, khi quy mô và tỷ lệ dư nợ cấp tín dụng bán lẻ, bao gồm cho vay khách hàng cá nhân, SME và FE Credit, vươn lên đóng góp gần 70% tổng dư nợ cấp tín dụng của VPBank, với tăng trưởng đạt khoảng 20%, đưa ngân hàng vào top dẫn đầu thị trường trong mảng bán lẻ.
Dư nợ tín dụng hợp nhất của VPBank, theo đó, đạt 443 nghìn tỷ trong quý 3. Trong đó, tăng trưởng dư nợ tín dụng của ngân hàng riêng lẻ đạt 15,45%, cao hơn mức trung bình ngành là 10,96%. Bên cạnh đó, công ty tài chính tiêu dùng FE Credit cũng đã tìm lại được đà tăng trưởng tích cực sau thời gian chạy đà 2 quý trước đó.
Hội sở chính của VPBank ở Hà Nội
Nền tảng an toàn và vững chắc
Đi đôi với tăng trưởng tín dụng, an toàn hoạt động tiếp tục được duy trì và củng cố, tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, tỷ lệ dư nợ trên huy động (LDR) đạt mức 76% (so với giới hạn 85%) và tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn được kiểm soát ở mức 27% (so với yêu cầu 37%).
Bên cạnh đó, vốn chủ sở hữu của ngân hàng hợp nhất đã cán mốc hơn 100 nghìn tỷ đồng tại thời điểm cuối quý 3 - trở thành một trong những ngân hàng dẫn đầu về vốn chủ sở hữu, qua đó tăng cường năng lực tài chính, làm tiền đề giúp ngân hàng tiếp tục mở rộng và tận dụng các cơ hội kinh doanh mới.
Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) hợp nhất theo tiêu chuẩn Basel 2 đạt xấp xỉ 15%, nằm trong top đầu toàn ngành. Trong quý vừa qua, VPBank công bố phát hành cổ phiếu tăng cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. Dự kiến sau khi hoàn tất việc phát hành cổ phiếu, vốn điều lệ của của VPBank sẽ tăng lên 67 nghìn tỷ đồng, trở thành một trong những ngân hàng có vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu lớn nhất hệ thống.
Trong khi đó, các chỉ số hiệu quả của ngân hàng hợp nhất như chỉ số chí phí trên thu nhập (CIR) đạt 22,3%, chỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) ở mức 3,5%, chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 22,5%, liên tục nằm trong top đầu toàn ngành trong nhiều quý.
Tỷ lệ nợ xấu (NPL) theo thông tư 11 của ngân hàng riêng lẻ được kiểm soát ở mức dưới 2%. Tại ngân hàng riêng lẻ, gần 90% khách hàng cơ cấu đang trả nợ đúng hạn.
Trái ngọt chuyển đổi số
Áp dụng công nghệ và chuyển đổi số kịp thời đã giúp VPBank đi trước dẫn đầu, khẳng định vị thế của một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại thị trường Việt Nam. Ngân hàng tiếp tục đặt kỳ vọng lớn vào công nghệ để mở rộng hệ sinh thái các sản phẩm, dịch vụ và giải pháp tài chính, trở thành trụ cột sinh lời trong những năm tiếp theo.
Lấy ví dụ ngân hàng số VPBank NEO, nhờ liên tục cải tiến, gia tăng các tính năng mới cho người dùng cũng như mở rộng hệ sinh thái, số lượng khách hàng đăng ký sử dụng app VPBank NEO trong quý 3 tăng 67% so với cùng kỳ, góp phần đưa tổng số khách hàng đăng ký sử dụng app lên 4,4 triệu khách hàng. Số lượng giao dịch qua VPBank NEO trong 9 tháng đầu năm tăng gần gấp 2 lần so với cùng kỳ. Tỷ lệ huy động tiền gửi có kỳ hạn online trên cùng nền tảng đạt 71%, tăng 15% so với cuối năm 2021.
Tương tự, các app nổi trội khác như VPBank Race CAR đã giúp VPBank vươn lên vị trí dẫn đầu trong năm 2022 trong mảng cho vay xe du lịch cá nhân, vượt qua các ngân hàng có cùng thế mạnh về số hóa và giành được các thỏa thuận độc quyền với nhiều hãng xe ô tô như Hyundai, Honda và Mitsubishi. Bên cạnh đó, ngân hàng số Cake by VPBank, chỉ sau khoảng 21 tháng ra mắt đã có được hơn 2,2 triệu khách hàng tham gia, tái khẳng định tham vọng phát triển và mở rộng của hệ sinh thái số VPBank.
Nhịp sống kinh tế
Tin tức sự kiện về: Công ty cổ phần Cao su Việt Nam
Xem tất cả >>Sự kiện: KQKD Quý 3/2022
Xem tất cả >>- Không buồn cạnh tranh với Winmart, Circle K... một doanh nghiệp bán lẻ tăng doanh thu 96 lần, giá cổ phiếu đã giảm gần 30% từ đỉnh
- DN họ Viettel trong 9T2022: Đột biến tại Viettel Global, kỷ lục tại Viettel Construction
- Đại gia vàng miếng SJC vượt chỉ tiêu lãi sau 9 tháng với 53 tỷ đồng, đang chuyển mình “lấn sân” mảng trang sức
- Ồ ạt mở rộng chuỗi, doanh thu loạt công ty thuộc danh mục đầu tư của Mekong Capital tăng phi mã, riêng Pharmacity đóng 75 cửa hàng
- Dòng tiền khó khăn, các ông lớn BĐS Novaland, Khang Điền, Phát Đạt... tích trữ tiền mặt như thế nào?