Kiến nghị bỏ độc quyền vàng miếng SJC
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, để giải quyết tình trạng chênh lệch quá cao giữa giá vàng miếng SJC trong nước và thế giới, cần sửa Nghị định 24, xóa độc quyền vàng miếng SJC như hiện nay. Thay vào đó, nên đa dạng thương hiệu vàng, dựa trên xác định tuổi vàng.
- 09-06-2022Giá vàng chênh lệch "quá khắc nghiệt"
- 08-06-2022USD, Nhân dân tệ và đồng rúp đồng loạt quay đầu giảm, Bitcoin rơi sâu, vàng tăng giá
- 06-06-2022Đầu tuần, giá vàng kẹt giữa lãi suất và lạm phát, sát mốc 70 triệu đồng/lượng
-
Việc độc quyền cho SJC làm thương hiệu vàng quốc gia dẫn đến thiếu sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh vàng miếng. Cụ thể, người dân phải bán vàng miếng các thương hiệu vàng khác mà họ đã mua nắm giữ từ bao lâu với giá rẻ hơn vàng SJC, mặc dù chất lượng như nhau
-
“Việc đầu tư tài chính hiện nay càng phải thận trọng hơn bao giờ hết. Nhà đầu tư chưa am hiểu chứng khoán, còn trái phiếu doanh nghiệp chỉ dành cho nhà đầu tư chuyên nghiệp, bất động sản đóng băng; nếu lựa chọn an toàn, nhà đầu tư có thể chọn gửi tiết kiệm ngân hàng
Trả lời chất vấn trước Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng nêu lý do chênh lệch giá vàng SJC trong nước và thế giới. Cùng với đó, NHNN sẵn sàng phương án can thiệp thị trường nếu cần thiết.
Đánh giá về trả lời của lãnh đạo NHNN, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, nguyên nhân cốt lõi khiến tình trạng chênh lệch giá vàng miếng trong nước và thế giới lên tới 20 triệu đồng/lượng (thời điểm cao nhất) do Việt Nam độc quyền thương hiệu vàng SJC.
Theo ông Long, về nghiệp vụ vàng, người mua vàng thế giới qua tài khoản, khi về Việt Nam phải đổi thành vàng vật chất (do Việt Nam không có sàn giao dịch vàng). Hiện nay, Việt Nam không sản xuất được vàng, phải nhập khẩu. Giá vàng thế giới khi về Việt Nam cộng thêm khoảng 2 triệu đồng/lượng tiền thuế phí, nhưng mức chênh lệch lên đến gần 20 triệu rất bất hợp lý.
Giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới gần 20 triệu đồng/lượng ảnh minh hoạ
"Nguyên nhân cốt lõi là Việt Nam độc quyền một thương hiệu vàng SJC. Trong khi chênh lệch giá vàng miếng trong nước và thế giới cao như thời gian gần đây là bất hợp lý. Đằng sau thương hiệu vàng miếng SJC liệu có lợi ích nhóm hay không? Bởi các loại vàng có tuổi 9999 giá chỉ dao động 54-55 triệu đồng/lượng, tương đương giá vàng thế giới, trong khi giá vàng miếng SJC gần 70 triệu đồng/lượng", ông Long nói.
Theo ông Long, sau thời gian dài áp dụng nhằm chống vàng hoá nền kinh tế, Nghị định 24 đã đến lúc cần sửa đổi cho phù hợp với điều kiện trong nước và hội nhập thế giới. Nhiều nước trên thế giới đánh giá thương hiệu vàng dựa vào xác định tuổi vàng, chủ yếu tuổi vàng 9999. Khi sửa Nghị định 24 để không còn độc quyền vàng miếng SJC và đa dạng thương hiệu vàng dựa trên cơ sở xác định tuổi vàng, sẽ không còn tình trạng giá vàng miếng trong nước chênh lệch quá cao so với thế giới.
Theo ông Long, ông từng tham dự nhiều hội thảo về sửa Nghị định 24 với mục tiêu cho phù hợp với thông lệ quốc tế, thế nhưng do vướng nhiều quy định nên nhiều vấn đề chưa thể thực hiện sửa đươc.
Theo một chuyên gia Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, chênh lệch giá vàng miếng trong nước và thế giới lên đến gần 20 triệu là bất hợp lý so với quy luật cung cầu. Việc giá vàng miếng trong nước giữ ở mức cao sẽ tiềm ẩn nguy cơ buôn lậu vàng miếng từ nước ngoài vào Việt Nam.
Cần thay đổi cách thức quản lý thị trường vàng
Phiên chất vấn Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng tại Quốc hội diễn ra sôi nổi, nhiều tranh luận, nhất là những vấn đề liên quan thị trường vàng. Nội dung trả lời của Thống đốc NHNN về cơ bản rõ ràng, cụ thể, đúng vấn đề. Riêng trả lời của Thống đốc về thị trường vàng, nhất là phân tích giá vàng của SJC so với các thương hiệu vàng khác, cũng như việc khẳng định tiếp tục thực hiện nghị định 24, chưa nhận được sự đồng tình. Do đó, một số đại biểu đã phản hồi, tranh luận lại về nội dung trên.
Về thị trường vàng, Đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An nói: Theo tôi, cách chúng ta đối xử với thị trường vàng và áp dụng thực hiện như Nghị định 24 đã lỗi thời. Đã đến lúc chúng ta cần thay đổi cách thức quản lý này. Chúng ta không khuyến khích vàng hóa, nhưng phải bảo đảm quyền lợi cho người dân, cũng như bảo đảm sự công khai, minh bạch thị trường vàng.
Tiền phong