Kiêng thịt vẫn bị mỡ máu cao, người đàn ông quyết định làm 1 điều, 3 tháng sau nhận kết quả bất ngờ
Người đàn ông tên Lưu Đào (65 tuổi ở Trung Quốc) đã quyết định kiêng sau khi được chẩn đoán mắc mỡ máu cao.
- 14-03-2024Người đàn ông có mỡ máu cao gấp 6 lần bình thường: BS khuyên 4 món nên tránh ăn sau tuổi 50
- 20-12-20235 điều khác lạ ở chân có thể là tín hiệu cảnh báo mỡ máu cao
- 02-12-2023Người gầy cũng có mỡ nội tạng, mỡ máu cao vì 2 nguyên nhân này, càng chủ quan cơ thể càng "tích mỡ"
- 18-10-20234 thực phẩm là "sát thủ" với người bị mỡ máu cao, ăn vào chẳng khác nào tự đầu độc chính mình
Thực hư thông tin kiêng ăn thịt giúp hạ mỡ máu
Ông Lưu Đào vốn là một người thích ăn thịt, đặc biệt là các loại thịt đỏ chứa nhiều mỡ. Tuy nhiên, cách đây 1 năm, ông đi kiểm tra sức khỏe định kỳ thì được bác sĩ chẩn đoán mắc mỡ máu cao.
Lo lắng cho sức khỏe của mình, sau khi về nhà, ông Lưu đã tiến hành kiểm soát chặt chẽ chế độ ăn uống của bạn thân. Ông Lưu đã kiêng ăn thịt hoàn toàn vì cho rằng đây là lý do gây tăng mỡ máu.
Khi đi tái khám, kết quả cho thấy lượng mỡ máu của ông Lưu vẫn ở mức cao. Điều này khiến ông Lưu lầm tưởng rằng ăn thịt không liên quan đến tình trạng tăng mỡ máu. Do đó, sau khi về nhà, ông Lưu lại tiếp tục ăn các món thịt mà ông yêu thích.
Tuy nhiên, 3 tháng sau, ông Lưu đột nhiên ngã bất tỉnh ở nhà, gia đình đã đưa ông Lưu đến bệnh viện cấp cứu. Kết quả chẩn đoán cho thấy ông Lưu bị đột quỵ nhồi máu não cấp tính.
Bác sĩ Triệu Lâm làm việc tại Khoa Dinh dưỡng tại Trung tâm Y học số 1 trực thuộc Bệnh viện Đa khoa Quân đội 301, Trung Quốc cho biết: “Ngoài chế độ ăn nhiều thịt đỏ, tình trạng mỡ máu tăng cao còn liên quan đến các yếu tố khác như sử dụng thực phẩm chiên rán, thực phẩm chứa nhiều đường, thức khuya, ít vận động, hút thuốc, uống rượu, thói quen sinh hoạt không điều độ,... Do đó, ngay cả khi kiêng thịt, việc duy trì các thói quen xấu kể trên vẫn có thể dẫn đến tăng lipid máu”.
Bác sĩ Triệu Lâm cho biết với trường hợp của ông Lưu, rất có thể bệnh nhân có lối sống kém lành mạnh, nên dù kiêng thịt hoàn toàn một thời gian, bệnh nhân vẫn có chỉ số mỡ máu cao.
Ngoài ra, bác sĩ Triệu Lâm cho biết việc bệnh nhân kiêng thịt hoàn toàn để hạ lipid máu là hoàn toàn không nên vì thịt vẫn là nguồn cung cấp chất đạm, chất béo và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể như sắt, kẽm, vitamin B12, canxi, phốt pho,... Do đó, nếu kiêng thịt hoàn toàn, bệnh nhân có thể bị thiếu chất, thiếu máu, suy giảm khả năng miễn dịch, suy giảm trí nhớ, mắc các rối loạn nội tiết.
Hơn nữa, bác sĩ Triệu Lâm cho biết, sau 1 thời gian ăn kiêng, bệnh nhân lại tiếp tục chế độ ăn nhiều thịt. Điều này cũng có thể khiến tình trạng rối loạn mỡ máu của bệnh nhân tiến triển nghiêm trọng hơn.
Bác sĩ Triệu Lâm khuyến cáo, trường hợp của ông Lưu nên hạn chế tiêu thụ thịt đỏ, thịt chứa nhiều mỡ chứ không nên kiêng hẳn tất cả các loại thịt. Bệnh nhân vẫn có thể ăn các loại thịt trắng như thịt gà, cá và tăng cường ăn rau, củ, quả để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
Đồng thời, bác sĩ cũng cho biết ông Lưu nên tăng cường tập thể dục, hạn chế sử dụng rượu bia thuốc lá (nếu có) và uống thuốc điều trị đầy đủ để kiểm soát mỡ máu.
Xây dựng chế độ ăn uống kết hợp với lối sống lành mạnh giúp kiểm soát mỡ máu hiệu quả. (Ảnh minh họa)
3 lưu ý khi ăn thịt giúp đảm bảo sức khỏe
Chuyên gia cho biết khi ăn thịt mọi người cần ghi nhớ 3 lưu ý sau để đảm bảo sức khỏe.
1. Ăn ít các loại thịt đỏ
Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn thường chứa nhiều axit béo bão hòa. Chế độ ăn nhiều thịt đỏ có thể làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa, làm tăng cholesterol xấu trong máu, từ đó tăng nguy cơ mắc béo phì, bệnh tim mạch, tiểu đường loại 2 hoặc ung thư.
Thay vì chọn thịt đỏ, mọi người nên tăng cường ăn các loại thịt trắng như gà, vịt, cá lại chứa ít chất béo bão hòa và giàu axit béo không no hơn. Các chất dinh dưỡng này đặc biệt có lợi cho tiêu hóa và giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch và mạch máu não.
2. Hạn chế thịt chế biến sẵn
Thịt đã qua chế biến thường chứa hàm lượng muối cao để bảo quản hương vị. Hàm lượng natri cao có thể gây tăng huyết áp, từ đó gia tăng thêm căng thẳng cho các mạch máu, tim và các cơ quan khác bao gồm não, mắt, thận.
Ăn quá nhiều muối trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc huyết áp cao, đau tim, đột quỵ hoặc rối loạn cương dương.
Ngoài ra, thịt chế biến sẵn cũng được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa vào danh sách chất gây ung thư nhóm 1 và thịt đỏ được phân loại vào chất gây ung thư nhóm 2A, làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày,...
Do đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo mọi người không nên sử dung quá nhiều thịt chế biến sẵn để đảm bảo sức khỏe.
3. Chú ý đến phương pháp nấu thịt
Các phương pháp nấu nướng như chiên, rán thường dùng nhiều dầu, mỡ. Do đó, thịt được chiên rán thường chứa nhiều calo và chất béo chuyển hóa. Ăn quá nhiều chất béo bão hòa có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu (mỡ máu), tăng lượng cholesterol “xấu” LDL và ức chế cholesterol HDL có lợi cho sức khỏe.
Thường xuyên ăn các đồ chiên rán ngập dầu cũng có thể làm tăng hàm lượng cholesterol và triacylglycerol trong máu, có thể làm tăng độ dày và độ cứng của niêm mạc mạch máu, từ đó hình thành các mảng xơ vữa động mạch, gây hẹp động mạch và tắc nghẽn mạch máu.
Ngoài ra, phương pháp nướng thịt ở nhiệt độ cao có thể tạo ra Hydrocacbon thơm đa vòng (PAHs). Các nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ thực phẩm dính PAHs và hít phải khói từ PAHs có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư bao gồm ung thư phổi, ung thư vú, ung thư bàng quang và ung thư đại trực tràng.
Phụ nữ số