KienlongBank lãi hơn 1.000 tỷ đồng trong năm 2021, gấp 6 lần năm 2020
Riêng quý 4, lợi nhuận của Kienlongbank cao gấp gần 10 lần cùng kỳ.
- 28-01-2022Cổ phiếu ngân hàng tăng rực rỡ tạm biệt năm Tân Sửu, 4 mã lập đỉnh
- 28-01-2022Vietcombank hết "cô đơn" trên đỉnh lợi nhuận, một ngân hàng tư nhân khác vừa báo lãi gần 38 nghìn tỷ đồng trong năm 2021
Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank, UPCoM: KLB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4 năm 2021.
Theo đó, quý 4, lợi nhuận sau thuế hợp nhất của KienlongBank tăng 95,14 tỷ đồng, tương đương tăng 884,7% so với cùng kỳ năm 2020, nguyên nhân chủ yếu là do tăng thu nhập trong các mảng hoạt động của Ngân hàng. Cụ thể, thu nhập lãi thuần tăng 251,8 tỷ đồng (tăng 155,7% so với cùng kỳ); lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng gần 43,8 tỷ đồng (tăng 137% so với cùng kỳ), lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng hơn 11 tỷ đồng (tăng 458% so với cùng kỳ).
Lũy kế năm 2021, lợi nhuận sau thuế hợp nhất của KienlongBank tăng 644 tỷ đồng, tương đương tăng 509,8% so với năm 2020. Như vậy, Ngân hàng đã hoàn thành 101% kế hoạch, đồng thời đánh dấu mốc lần đầu tiên lợi nhuận của KienlongBank vượt mức 1.000 tỷ đồng.
Tính đến ngày 31/12/2021, tổng tài sản của KienlongBank tăng 46% so với đầu năm lên hơn 83.822 tỷ đồng. Cho vay khách hàng tăng 10% lên hơn 38.387 tỷ đồng. Tiền gửi của khách hàng tăng 22,3% so với đầu năm, đạt 51.397 tỷ đồng, trong đó tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tăng ấn tượng gấp hơn 5 lần cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, tỷ lệ nợ xấu toàn hàng giảm xuống dưới 2%, xử lý dứt điểm các khoản cho vay có tài sản bảo đảm là cổ phiếu STB (theo Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu của KienlongBank đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt), góp phần mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho KienlongBank trong năm qua.
Năm 2021, KienlongBank cũng đã tăng vốn điều lệ thành công lên 3.653 tỷ đồng bằng hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu. Hiện cổ phiếu KLB đang giao dịch trên sàn chứng khoán UPCoM với mức giá trên 27.000 đồng cùng thanh khoản tích cực.
Mới đây, KienlongBank đã thành công ĐHĐCĐ bất thường vào ngày 28/12/2021 tại Hà Nội. Đại hội đã thông qua nhiều nội dung quan trọng về việc niêm yết cổ phiếu KLB trên sàn giao dịch chứng khoán HNX hoặc HOSE, miễn nhiệm và bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2018 - 2022 và sửa đổi, bổ sung Điều lệ Ngân hàng.
Năm qua, song hành công tác hỗ trợ khách hàng như giảm lãi suất vay vốn, hỗ trợ cơ cấu nợ vay khách hàng khó khăn do dịch COVID-19 theo chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, miễn toàn bộ phí giao dịch chuyển tiền cho khách hàng…, KienlongBank đã có những chiến lược chuyển đổi kịp thời, quyết liệt xử lý nợ xấu đặc biệt là xử lý dứt điểm các khoản cho vay có tài sản bảo đảm là cổ phiếu STB, tối ưu hóa hoạt động, thu hút tiền gửi không kỳ hạn với mức tăng trưởng mạnh mẽ, phát triển tín dụng, tăng cường phát triển các dịch vụ sản phẩm ngân hàng, góp phần vào thúc đẩy lợi nhuận Ngân hàng trong năm vừa qua.
Đặc biệt, KienlongBank triển khai tập trung chiến lược Chuyển đổi Số, Số hóa nền tảng ngân hàng, không ngừng nghiên cứu và ra mắt nhiều sản phẩm dịch vụ mới, đi kèm là các chương trình ưu đãi đặc biệt nhằm giúp khách hàng có thể lựa chọn các giải pháp tài chính tiện lợi, an toàn và tiết kiệm chi phí, góp phần thúc đẩy phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021 - 2025, phù hợp với định hướng và chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước.
Ngoài ra, KienlongBank đã thay đổi nhận diện thương hiệu mới và ra mắt các phòng giao dịch 5 sao "All in one" với không gian như các phòng chờ cao cấp, ứng dụng hàng loạt công nghệ khoa học hiện đại như quy trình eKYC, trí tuệ nhân tạo AI, sinh trắc học, nhận diện khuôn mặt (Face ID), nhận diện giọng nói tự nhiên, công nghệ phân tích hình ảnh,… cùng hệ thống máy giao dịch tự động ATM thế hệ mới (STM) sử dụng phần mềm được nghiên cứu, phát triển bởi KienlongBank và đối tác hàng đầu về công nghệ.
Cùng với đó, Ngân hàng cũng đã cho ra mắt thành công siêu ứng dụng KienlongBank Plus, tích hợp công nghệ mở Open Banking API(s), trợ giúp khách hàng thực thi các giao dịch tiền tệ như: Mobile Banking; thanh toán, chi tiêu, mua sắm trên các nền tảng điện tử; kết nối tư vấn đầu tư cá nhân…
Nhịp sống kinh tế
Tin tức sự kiện về: Công ty cổ phần Cao su Việt Nam
Xem tất cả >>Sự kiện: VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH
Xem tất cả >>- “Chấp” tất cả khó khăn do Covid, bảo hiểm phi nhân thọ lãi lớn
- Định hình khung cơ chế hỗ trợ lãi suất 2% với tổng quy mô 40.000 tỷ đồng
- Thu nhập ngoài lãi của các Ngân hàng tăng trưởng mạnh
- Hơn 3.000 doanh nghiệp được vay lãi suất 0% để trả lương người lao động
- Lần đầu tiên doanh nghiệp có nhiều tiền gửi ngân hàng hơn người dân