Tìm kịch bản trên thị trường vàng sau một năm "đại hạn"
Sau một năm thất bát, nhiều người hy vọng vàng có thể bắt đầu chu kỳ tăng giá mới. Tuy nhiên, không ít chuyên gia đưa ra “kịch bản không có hậu” cho vàng trong năm Giáp Ngọ.
Có thể nói, năm 2013 là một trong những năm tồi tệ nhất đối với vàng trong lịch sử tiền tệ thế giới. Đáng chú ý, kim loại quý này, vốn được coi là công cụ tích trữ và phòng ngừa rủi ro, đã giảm giá rất mạnh ngay cả khi nền kinh tế thế giới vẫn đang phải đối mặt với nhiều rủi ro do cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu và cuộc chiến ngân sách giữa Nhà Trắng và Quốc hội Mỹ gây ra.
Sau một năm thất bát, nhiều người hy vọng vàng có thể bắt đầu chu kỳ tăng giá mới. Tuy nhiên, không ít chuyên gia đưa ra “kịch bản không có hậu” cho vàng trong năm Giáp Ngọ.
Năm “đại hạn” của vàng
Cách đây hơn 5 năm, vào cuối tháng 11/2008, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tung ra gói nới lỏng định lượng (QE) đầu tiên để vực dậy nền kinh tế đang trì trệ. Tại thời điểm đó, không chỉ có Mỹ, nhiều nền kinh tế khác trên thế giới đã bắt đầu cảm nhận được những khó khăn do ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Trong bối cảnh đó, vàng đã được nhiều nhà đầu tư lựa chọn làm công cụ tích trữ để phòng ngừa rủi ro. Nhờ vậy, giá vàng đã liên tục tăng.
Các hoạt động đầu cơ vàng càng trở nên mạnh mẽ hơn sau khi cuộc khủng hoảng nợ công bùng phát ở châu Âu vào cuối năm 2009. Điều này đã giúp kim loại quý này liên tục tăng giá, từ hơn 874,9 USD/ounce vào đầu năm 2009 lên mức cao kỷ lục 1.908 USD/ounce vào tháng 8/2012.
Tuy nhiên, thị trường vàng bắt đầu đổi chiều sau khi Fed tung ra gói QE3 vào giữa tháng 9/2012. Đáng chú ý, năm 2013, giá vàng đã liên tục lao dốc và khi nhiều nền kinh tế thế giới lớn như Mỹ, Nhật Bản và Eurozone đã bắt đầu phát đi những tín hiệu tích cực. Tại thời điểm cuối năm 2013, giá vàng thế giới đã gần chạm ngưỡng 1.200 USD/ounce.
Theo dữ liệu của FactSet, năm 2013, các hợp đồng tương lai về vàng đã mất tới 28% giá trị, mức suy giảm lớn nhất kể từ năm 1984. Đây là năm đầu tiên vàng bị mất giá kể từ năm 2000.
Những biến động của giá vàng trong năm vừa qua cho thấy châu Âu là lực đẩy lớn cho giá vàng, trong khi Mỹ cũng là nhân tố lịch sử có thể chuyển dịch giá vàng. Khi cuộc khủng hoảng nợ châu Âu bắt đầu vài năm trước, giới đầu tư đã rót nhiều tiền vào vàng như một lựa chọn an toàn cho tài sản của mình. Tuy nhiên, khi những rủi ro tài chính và chính trị ở châu Âu dịu bớt, nhiều khoản tiền đầu tư đã rời vàng và chuyển sang các thị trường khác. Việc các quỹ đầu tư tín thác (ETF) và các nhà đầu tư đẩy mạnh bán vàng đã dẫn tới hiện tượng “chảy máu vàng” trong năm 2013.
Những nhân tố khác thôi thúc hoạt động bán vàng là nhu cầu đồ trang sức bằng vàng giảm và vai trò phương tiện đầu tư an toàn trong giai đoạn lạm phát đã giảm sút khi giảm phát đang trở thành mối lo ngại tại nhiều nước trên thế giới. Bên cạnh đó, việc nhu cầu vàng của Ấn Độ - một trong những nước tiêu thụ vàng trang sức hàng đầu thế giới - giảm sau khi Chính phủ nước này tăng thuế nhập khẩu vàng từ 2% lên 10% và tiến hành các biện pháp hạn chế nhập khẩu đã tác động không nhỏ tới giá kim loại quý này.
Mặc dù vậy, một tín hiệu tích cực là tình hình thị trường vàng trong nửa cuối của năm 2013 bớt tệ hại hơn so với nửa đầu năm ngoái. Trong 6 tháng đầu năm 2013, giá vàng đã rơi thẳng đứng từ mức 1.675 USD/ounce xuống còn 1.200 USD/ounce. Tuy nhiên, sau đó, giá kim loại quý này đã phục hồi lên 1.400 USD/ounce và hiện ở quanh mức 1.250 USD/ounce. Điều này cho thấy giai đoạn tồi tệ nhất đã qua và giá vàng đã chạm đáy.
Giá vàng sẽ biến động theo hướng nào?
Với màn trình diễn tệ hại trong năm 2013, không ai nghi ngờ gì việc tồn tại nhiều ý kiến trái chiều xung quanh xu hướng biến động của giá vàng trong năm 2014.
Người ta thường mua vàng khi xuất hiện những quan ngại về lạm phát. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện nay, lạm phát không phải là mối lo. Thậm chí, nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới như Mỹ và Eurozone còn đang “canh cánh nỗi lo” về giảm phát. Vì vậy, với những gì đã diễn ra trên thị trường vàng năm 2013, không có gì ngạc nhiên nếu vàng sẽ tiếp tục trượt dốc bởi có thể giá kim loại quý này chưa chạm đáy.
Bên cạnh đó, việc Fed rút dần và tiến tới ngừng triển khai gói QE cũng là nhân tố bất lợi cho vàng. Bằng chứng là giá vàng đã rớt xuống xấp xỉ mức thấp khoảng 1.180 USD hồi cuối tháng 6/2013 ngay sau khi Fed lần đầu cho biết ý định thu hẹp quy mô chương trình mua trái phiếu có tổng trị giá 85 tỷ USD/tháng.
Không ít chuyên gia đặt câu hỏi rằng “giá vàng sao có thể phục hồi được trong năm 2014?.” Họ cho rằng vàng sẽ vẫn là một trong những tài sản dễ bị tổn thương nhiều nhất và sẽ tiếp tục “lao dốc” trong năm 2014. Thậm chí, có nhà phân tích đã cảnh báo: “Cẩn thận, giá vàng có thể xuống dưới 1.000 USD/ounce trong năm 2014.”
Phát biểu trên kênh CNBC ngày 13/1, ông Jeffrey Currie, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thị trường hàng hóa cơ bản của ngân hàng Goldman Sachs, nói sự phục hồi đang diễn ra của giá vàng đầu năm nay cũng không thể ngăn cản việc các chuyên gia của Goldman Sách dự báo đến cuối năm nay, giá vàng có thể chỉ còn 1.050 USD/ounce, giảm khoảng 16% so với mức giá hiện nay, trong bối cảnh kinh tế Mỹ phục hồi và Fed sẽ rút giảm quy mô của QE3 sớm hơn dự kiến.
Tuy nhiên, vẫn có một số người tin rằng năm 2014, thị trường vàng sẽ không biến động tiêu cực như những gì Goldman Sachs đã dự báo bởi vì, cho dù nền kinh tế thế giới đã bắt đầu khởi sắc nhưng những rủi ro về địa-chính trị vẫn đang tồn tại trên khắp thế giới và cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu có thể bùng phát trở lại bất cứ lúc nào nếu các nhà lãnh đạo “lục địa già” này chủ quan. Điều đáng lưu ý là năm ngoái, năm ngoái, Goldman Sachs dự báo giá vàng bình quân sẽ vào khoảng 1.810 USD/ounce nhưng những gì đã diễn ra trong năm ngoái cho thấy dự báo này hoàn toàn sai.
Nhà phân tích David Lennox thuộc Fat Prophets tin rằng năm 2014, giá vàng sẽ dao động trong biên độ từ 1.350-1.400 USD/ounce. Thậm chí, giá kim loại quý có thể vượt ngưỡng này.
Các chuyên gia phân tích cho rằng nguyên nhân chủ yếu khiến thị trường vàng sẽ cải thiện trong năm 2014 là do Ấn Độ sẽ dần dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu vàng, nhu cầu bán lẻ của Trung Quốc vẫn khả quan, trong khi nhu cầu đồ trang sức tại các nền kinh tế phương Tây có dấu hiệu tăng lên. Điểm đáng lưu ý là hiện tượng “chảy máu vàng” cũng đang giảm dần khi các quỹ ETF không còn bán vàng nhiều và mạnh như trước.
Hơn nữa, một số nhà phân tích cho rằng nỗi lo giảm phát và khả năng bất ổn ở Eurozone tái xuất hiện sẽ có lợi cho vàng. Nguy cơ giảm phát có thể làm trầm trọng hơn vấn đề nợ công của các nền kinh tế Eurozone và điều này sẽ thôi thúc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ. Khi đó, giới đầu tư sẽ một lần nữa tìm về nơi trú ẩn an toàn là vàng.
Ngoài ra, mặc dù giảm nhưng quy mô gói QE của Fed vẫn rất lớn. Trong thời gian tới, Fed vẫn tiếp tục bơm một lượng lớn tiền vào nền kinh tế để kích thích tăng trưởng. Trong thời gian này, ngân hàng trung ương các nước có lẽ sẽ tiếp tục thực thi chính sách tiền tệ lỏng.
Sau một năm thất bát, nhiều người hy vọng vàng có thể bắt đầu chu kỳ tăng giá mới. Tuy nhiên, không ít chuyên gia đưa ra “kịch bản không có hậu” cho vàng trong năm Giáp Ngọ.
Năm “đại hạn” của vàng
Cách đây hơn 5 năm, vào cuối tháng 11/2008, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tung ra gói nới lỏng định lượng (QE) đầu tiên để vực dậy nền kinh tế đang trì trệ. Tại thời điểm đó, không chỉ có Mỹ, nhiều nền kinh tế khác trên thế giới đã bắt đầu cảm nhận được những khó khăn do ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Trong bối cảnh đó, vàng đã được nhiều nhà đầu tư lựa chọn làm công cụ tích trữ để phòng ngừa rủi ro. Nhờ vậy, giá vàng đã liên tục tăng.
Các hoạt động đầu cơ vàng càng trở nên mạnh mẽ hơn sau khi cuộc khủng hoảng nợ công bùng phát ở châu Âu vào cuối năm 2009. Điều này đã giúp kim loại quý này liên tục tăng giá, từ hơn 874,9 USD/ounce vào đầu năm 2009 lên mức cao kỷ lục 1.908 USD/ounce vào tháng 8/2012.
Tuy nhiên, thị trường vàng bắt đầu đổi chiều sau khi Fed tung ra gói QE3 vào giữa tháng 9/2012. Đáng chú ý, năm 2013, giá vàng đã liên tục lao dốc và khi nhiều nền kinh tế thế giới lớn như Mỹ, Nhật Bản và Eurozone đã bắt đầu phát đi những tín hiệu tích cực. Tại thời điểm cuối năm 2013, giá vàng thế giới đã gần chạm ngưỡng 1.200 USD/ounce.
Theo dữ liệu của FactSet, năm 2013, các hợp đồng tương lai về vàng đã mất tới 28% giá trị, mức suy giảm lớn nhất kể từ năm 1984. Đây là năm đầu tiên vàng bị mất giá kể từ năm 2000.
Những biến động của giá vàng trong năm vừa qua cho thấy châu Âu là lực đẩy lớn cho giá vàng, trong khi Mỹ cũng là nhân tố lịch sử có thể chuyển dịch giá vàng. Khi cuộc khủng hoảng nợ châu Âu bắt đầu vài năm trước, giới đầu tư đã rót nhiều tiền vào vàng như một lựa chọn an toàn cho tài sản của mình. Tuy nhiên, khi những rủi ro tài chính và chính trị ở châu Âu dịu bớt, nhiều khoản tiền đầu tư đã rời vàng và chuyển sang các thị trường khác. Việc các quỹ đầu tư tín thác (ETF) và các nhà đầu tư đẩy mạnh bán vàng đã dẫn tới hiện tượng “chảy máu vàng” trong năm 2013.
Những nhân tố khác thôi thúc hoạt động bán vàng là nhu cầu đồ trang sức bằng vàng giảm và vai trò phương tiện đầu tư an toàn trong giai đoạn lạm phát đã giảm sút khi giảm phát đang trở thành mối lo ngại tại nhiều nước trên thế giới. Bên cạnh đó, việc nhu cầu vàng của Ấn Độ - một trong những nước tiêu thụ vàng trang sức hàng đầu thế giới - giảm sau khi Chính phủ nước này tăng thuế nhập khẩu vàng từ 2% lên 10% và tiến hành các biện pháp hạn chế nhập khẩu đã tác động không nhỏ tới giá kim loại quý này.
Mặc dù vậy, một tín hiệu tích cực là tình hình thị trường vàng trong nửa cuối của năm 2013 bớt tệ hại hơn so với nửa đầu năm ngoái. Trong 6 tháng đầu năm 2013, giá vàng đã rơi thẳng đứng từ mức 1.675 USD/ounce xuống còn 1.200 USD/ounce. Tuy nhiên, sau đó, giá kim loại quý này đã phục hồi lên 1.400 USD/ounce và hiện ở quanh mức 1.250 USD/ounce. Điều này cho thấy giai đoạn tồi tệ nhất đã qua và giá vàng đã chạm đáy.
Giá vàng sẽ biến động theo hướng nào?
Với màn trình diễn tệ hại trong năm 2013, không ai nghi ngờ gì việc tồn tại nhiều ý kiến trái chiều xung quanh xu hướng biến động của giá vàng trong năm 2014.
Người ta thường mua vàng khi xuất hiện những quan ngại về lạm phát. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện nay, lạm phát không phải là mối lo. Thậm chí, nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới như Mỹ và Eurozone còn đang “canh cánh nỗi lo” về giảm phát. Vì vậy, với những gì đã diễn ra trên thị trường vàng năm 2013, không có gì ngạc nhiên nếu vàng sẽ tiếp tục trượt dốc bởi có thể giá kim loại quý này chưa chạm đáy.
Bên cạnh đó, việc Fed rút dần và tiến tới ngừng triển khai gói QE cũng là nhân tố bất lợi cho vàng. Bằng chứng là giá vàng đã rớt xuống xấp xỉ mức thấp khoảng 1.180 USD hồi cuối tháng 6/2013 ngay sau khi Fed lần đầu cho biết ý định thu hẹp quy mô chương trình mua trái phiếu có tổng trị giá 85 tỷ USD/tháng.
Không ít chuyên gia đặt câu hỏi rằng “giá vàng sao có thể phục hồi được trong năm 2014?.” Họ cho rằng vàng sẽ vẫn là một trong những tài sản dễ bị tổn thương nhiều nhất và sẽ tiếp tục “lao dốc” trong năm 2014. Thậm chí, có nhà phân tích đã cảnh báo: “Cẩn thận, giá vàng có thể xuống dưới 1.000 USD/ounce trong năm 2014.”
Phát biểu trên kênh CNBC ngày 13/1, ông Jeffrey Currie, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thị trường hàng hóa cơ bản của ngân hàng Goldman Sachs, nói sự phục hồi đang diễn ra của giá vàng đầu năm nay cũng không thể ngăn cản việc các chuyên gia của Goldman Sách dự báo đến cuối năm nay, giá vàng có thể chỉ còn 1.050 USD/ounce, giảm khoảng 16% so với mức giá hiện nay, trong bối cảnh kinh tế Mỹ phục hồi và Fed sẽ rút giảm quy mô của QE3 sớm hơn dự kiến.
Tuy nhiên, vẫn có một số người tin rằng năm 2014, thị trường vàng sẽ không biến động tiêu cực như những gì Goldman Sachs đã dự báo bởi vì, cho dù nền kinh tế thế giới đã bắt đầu khởi sắc nhưng những rủi ro về địa-chính trị vẫn đang tồn tại trên khắp thế giới và cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu có thể bùng phát trở lại bất cứ lúc nào nếu các nhà lãnh đạo “lục địa già” này chủ quan. Điều đáng lưu ý là năm ngoái, năm ngoái, Goldman Sachs dự báo giá vàng bình quân sẽ vào khoảng 1.810 USD/ounce nhưng những gì đã diễn ra trong năm ngoái cho thấy dự báo này hoàn toàn sai.
Nhà phân tích David Lennox thuộc Fat Prophets tin rằng năm 2014, giá vàng sẽ dao động trong biên độ từ 1.350-1.400 USD/ounce. Thậm chí, giá kim loại quý có thể vượt ngưỡng này.
Các chuyên gia phân tích cho rằng nguyên nhân chủ yếu khiến thị trường vàng sẽ cải thiện trong năm 2014 là do Ấn Độ sẽ dần dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu vàng, nhu cầu bán lẻ của Trung Quốc vẫn khả quan, trong khi nhu cầu đồ trang sức tại các nền kinh tế phương Tây có dấu hiệu tăng lên. Điểm đáng lưu ý là hiện tượng “chảy máu vàng” cũng đang giảm dần khi các quỹ ETF không còn bán vàng nhiều và mạnh như trước.
Hơn nữa, một số nhà phân tích cho rằng nỗi lo giảm phát và khả năng bất ổn ở Eurozone tái xuất hiện sẽ có lợi cho vàng. Nguy cơ giảm phát có thể làm trầm trọng hơn vấn đề nợ công của các nền kinh tế Eurozone và điều này sẽ thôi thúc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ. Khi đó, giới đầu tư sẽ một lần nữa tìm về nơi trú ẩn an toàn là vàng.
Ngoài ra, mặc dù giảm nhưng quy mô gói QE của Fed vẫn rất lớn. Trong thời gian tới, Fed vẫn tiếp tục bơm một lượng lớn tiền vào nền kinh tế để kích thích tăng trưởng. Trong thời gian này, ngân hàng trung ương các nước có lẽ sẽ tiếp tục thực thi chính sách tiền tệ lỏng.
Theo Như Mai