Hàng xách tay: Mua bằng... niềm tin (2)
Nghe thì có vẻ hàng xách tay nguy hiểm thế nhưng một thực tế là ngày càng có nhiều người chọn loại mặt hàng này, đặc biệt là dân cư tại các thành phố lớn.
Xuất xứ, nguồn gốc của hàng hóa thiếu rõ ràng, không đảm bảo và nếu người dùng có gặp vấn đề gì thì cũng không biết kêu ai. Thị trường cũng đã ghi nhận không ít trường hợp hàng xách tay xuất xứ Trung Quốc, hàng trôi nổi,… Nghe thì có vẻ hàng xách tay nguy hiểm thế nhưng một thực tế là ngày càng có nhiều người chọn loại mặt hàng này, đặc biệt là dân cư tại các thành phố lớn.
Hãy thử lấy ví dụ loại mặt hàng xách tay đang ầm ĩ trên báo chí thời gian qua: Sữa bột cho trẻ em.
Sữa bột là mặt hàng cực kỳ nhạy cảm. Bởi bất cứ vị phụ huynh nào khi quyết định mua sữa cho con đều phải xem xét rất kỹ từng thành phần, từng chi tiết nhỏ in trên hộp. Chắc chắn không một ông bố bà mẹ nào lại muốn cho con mình uống phải sản phẩm độc hại, kém chất lượng.
Thế nhưng theo báo cáo của EIM về thị trường sữa bột Việt Nam năm 2010, sữa bột xách tay không có nhà phân phối chính thức chiếm tới 14% thị phần, gần bằng với sữa Dielac của Vinamilk hay Gain của Abbot.
Sữa xách tay vẫn tràn ngập dù không ít vụ sữa giả bị phát hiện
Các loại sữa bột xách tay vẫn được bày bán tràn lan. Ttheo ông Vương Ngọc Tuấn, Phụ trách Văn phòng tư vấn khiếu nại (Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam - Vinastas), thị trường Việt Nam đã không ít lần ghi nhận các trường hợp sữa xách tay giả có xuất xứ Trung Quốc.
Sữa xách tay vẫn tràn ngập dù không ít vụ sữa giả bị phát hiện
Các loại sữa bột xách tay vẫn được bày bán tràn lan. Ttheo ông Vương Ngọc Tuấn, Phụ trách Văn phòng tư vấn khiếu nại (Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam - Vinastas), thị trường Việt Nam đã không ít lần ghi nhận các trường hợp sữa xách tay giả có xuất xứ Trung Quốc.
Tại sao các ông bố, bà mẹ lại tỏ ra liều lĩnh cho các con của mình dùng sản phẩm không đảm bảo? Giá rẻ không hẳn là nguyên nhân, bởi nếu xét theo yếu tố này, sữa xách tay còn có giá đắt hơn hoặc ít nhất là tương đương với giá sữa trên thị trường.
Và tất nhiên, nếu các bà mẹ dám cho con mình uống các loại sữa không có nhà phân phối chính thức, nguồn gốc, chất lượng sản phẩm được đảm bảo bằng ... miệng và lòng tin là chủ yếu thì tất nhiên, họ cũng dám mua quần áo, mỹ phẩm hay giày dép xách tay để dùng.
Theo chị Trần Thu H (Hoàn Kiếm, Hà Nội), một người thường xuyên sử dụng hàng xách tay, nếu thử so sánh, hàng xách tay cũng chẳng hề thua kém so với hàng chính hãng, nếu không muốn nói là hơn ở nhiều mặt.
Thứ nhất, hàng chính hãng đang được bày bán có thực sự đáng tin? Đây là một câu hỏi khó trả lời ở thị trường Việt Nam. Điểm mạnh lớn nhất của hàng chính hãng đó là được đảm bảo về nguồn gốc xuất xứ, bảo hành đầy đủ. Thế nhưng ở nước ta, hàng Trung Quốc, hàng giả, hàng nhái kém chất lượng tràn lan, thậm chí thâm nhập cả vào cửa hàng chính hãng. Không kể đâu xa, thởi gian gần đây, cửa hàng chuyên bán đồ hiệu của Milano - Gucci đã bị khán "tố" bán hàng giả, hàng nhái.
Khi muốn tra cứu thông tin về một mặt hàng chính hãng, hầu hết những thông tin khách hàng nhận được là do nhà sản xuất cung cấp. Vì vậy rất khó để khách hàng hoàn toàn tin tưởng được những thông tin này.
Những thông số về tiêu chuẩn, kiểm định của cơ quan chắc năng thì nói chung là... chỉ mang tính tham khảo. Hãy thử nhìn lại vụ việc sữa dê Danlait gần đây. Sản phẩm của công ty Mạnh Cầm được cấp phép của cục Vệ sinh an toàn thực phẩm và được chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm để bán tại Việt Nam. Chẳng có ai quan tâm đến việc loại sữa này đang bán cho ai và nếu không nhờ một người dân lên tiếng, sữa Danlait có lẽ vẫn thoải mái tung hoành trên thị trường.
Trong khi đó, hỏi thăm một cửa hàng bán đồ xách tay có tiếng, dù chẳng được cơ quan nào cấp phép hay kiểm định chất lượng, yêu cầu của món hàng lại hết sức "ngặt nghèo".
Hầu hết những người mua hàng xách tay sành sỏi đều tự tìm cho mình một nguồn hàng riêng. Với những mặt hàng nhạy cảm như sữa bột hoặc hàng hiệu đắt tiền, khách hàng có yêu cầu khá khắt khe như hàng của hãng này thì phải được "xách tay" về từ chính nước đấy. Chẳng hạn mua sữa của Pháp thì trên hộp sữa phải có dòng chữ "made in France" chứ không thể là một nước thứ ba nào khác.
Một điểm mạnh nữa của hàng xách tay là kênh phân phối. Với những cửa hàng bán đồ xách tay, mạng Internet chính là kênh bán hàng chính. Các cửa hàng này chủ yếu được mở ra tại các diễn đàn, trang bán hàng online. Bên cạnh vai trò là một kênh bán hàng, đây cũng là kênh giao tiếp, phản hồi của khách hàng với nhau. Nếu có bất cứ thông tin gì không tốt về sản phẩm, khách hàng có thể lập tức phản hồi. Thông thường chỉ với 2, 3 bình luận không tốt, cửa hàng có thể "sập tiệm". Vì thế các cửa hàng bán hàng xách tay rất chú trọng đến chất lượng sản phẩm của mình.
Theo khảo sát của AC Nielsen, khi lựa chọn một sản phẩm nào đó, có tới 92% người tiêu dùng Việt Nam tin vào sản phẩm được bạn bè, người thân giới thiệu. 63% người tiêu dùng tin vào những phản hồi của người tiêu dùng đăng tải trên internet, cho dù họ không hề quen biết hay có bất cứ mối liên hệ nào với nhau.
Trong trường hợp này, hàng xách tay lại tỏ ra chiếm ưu thế hơn hàng chính hãng. Thông qua một lời giới thiệu miệng từ bạn bè, kết hợp với việc kiểm tra thông tin qua mạng, đọc qua bình luận của mọi người về chất lượng mặt hàng là người tiêu dùng đã cảm thấy yên tâm và mua sản phẩm.
Với một thị trường vẫn còn bát nháo, "thật giả lẫn lộn" như ở Việt Nam, hàng xách tay vẫn sẽ chiếm một vị trí lớn trong tương lai.
Hoàng Vân