Kinh tế ảm đạm, giới nhà giàu Trung Quốc đổ xô ra nước ngoài đầu tư một thứ mang lại tiềm năng sinh lời lớn, sẵn sàng chi hàng chục tỷ USD
Theo các nhà quản lý tài sản và cố vấn, những người giàu Trung Quốc đang tìm cách chuyển vốn liếng ra khỏi đại lục để tìm kiếm cơ hội kinh doanh hơn là chỉ đầu tư như trước.
- 06-09-2024Trắc trở chiến lược đa dạng hóa khỏi Trung Quốc của Mỹ: ‘Cánh cửa’ thoát Trung bị đóng chặt bởi một đối tác thương mại hàng đầu
- 06-09-2024Nga lại gặp 'khó': Khí đốt từ dự án được kỳ vọng nhất không tìm thấy người mua, 2 tàu lớn vẫn lênh đênh trên biển chưa giao hàng
- 05-09-2024Chuyện lạ ở nền kinh tế lớn thứ tư thế giới: Cầm hơn 800 triệu đồng mua đứt căn nhà vườn rộng thênh thang, chủ nhà khẳng định ‘nhận lại được thứ giá trị gấp bội’
Ryota Kadogaki, người đồng sáng lập và CEO của công ty tư vấn Monolith, cho biết một lượng lớn công ty quản lý tài sản gia đình Trung Quốc muốn mua lại các doanh nghiệp nhỏ hơn ở Nhật Bản trong năm nay.
Ông lưu ý rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại và đồng yên Nhật yếu đã thu hút sự quan tâm họ. Ngay cả khi đồng yên tăng giá so với đồng nhân dân tệ gần đây, mức giá vẫn thấp hơn con số ghi nhận vào năm 2015.
Theo Bộ Thương mại, các nhà đầu tư tại Trung Quốc đại lục đã tăng 16,2% đầu tư phi tài chính trực tiếp ra nước ngoài, tương đương 83,55 tỷ USD trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 7. Báo cáo cho biết các khoản đầu tư bao gồm hơn 6.100 doanh nghiệp tại 152 quốc gia và vùng lãnh thổ.
CFO Grant Pan của công ty quản lý tài sản Noah Holdings chia sẻ với CNBC rằng hầu hết khách hàng của công ty là những doanh nhân gốc Trung Quốc đang muốn vươn ra toàn cầu. Ít nhất là họ đang để mắt đến những cơ hội cho doanh nghiệp của mình bên ngoài Trung Quốc. Điều đó cho thấy thị trường trong nước chậm lại đã tạo áp lực lên nhiều ngành.
Noah Holdings cho biết tài sản nước ngoài của khách hàng mà họ quản lý tăng gần 15% lên 5,4 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, tài sản tại Trung Quốc đại lục giảm hơn 6% xuống còn 15,8 tỷ USD.
Trung Quốc đại lục kiểm soát chặt chẽ vốn với hạn mức chính thức là 50.000 USD ngoại tệ ở nước ngoài một năm. Điều đó đồng nghĩa người Trung Quốc giàu có từ lâu đã tìm kiếm những cách thức thay thể để gia tăng của cải của họ ở nước ngoài. CEO Kadogaki lưu ý rằng việc mua các công ty ngoại quốc là một cách để các nhà đầu tư Trung Quốc chuyển tài sản ra nước ngoài.
Sự thay đổi hậu đại dịch Covid-19
Giám đốc điều hành Mu Chen của công ty phần mềm quản lý tài sản Canopy cho biết công ty ông thường làm việc với các chuyên gia quản lý tiền cho những người giàu có. Những gì ông nghe được là khách hàng Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến việc đầu tư kinh doanh ở nước ngoài trong giai đoạn hậu Covid-19 đến đầu năm 2023.
Mối quan tâm của khách hàng Trung Quốc về việc khai thác cơ hội ở nước ngoài xuất hiện nhiều khi các công ty Trung Quốc đẩy nhanh quá trình mở rộng toàn cầu của họ trong vài năm qua.
Điều này trái ngược với các thế hệ doanh nhân trước đây. Họ chủ yếu khai thác thị trường toàn cầu đơn giản bằng cách xuất khẩu hàng hóa do Trung Quốc sản xuất hoặc mua bất động sản ở nước ngoài.
Noah Holdings chỉ ra rằng nhiều khách hàng giàu có của công ty đã thành lập văn phòng và nơi cư trú thay thế tại Singapore hoặc Nhật Bản. Họ coi đây là cách để khám phá các cơ hội kinh doanh toàn cầu trong khi vẫn duy trì các hoạt động tại Trung Quốc.
Tuy nhiên, xu hướng người giàu Trung Quốc muốn mở rộng kinh doanh toàn cầu vẫn còn trong giai đoạn khá sớm. Và không phải gia đình nào cũng chọn ra nước ngoài. Giám đốc Chen của Canopy lấy ví dụ về cách một gia đình kinh doanh sản phẩm gia vị ở Trung Quốc không có nhu cầu toàn cầu hóa hoạt động kinh doanh hoặc lập kế hoạch tài sản của họ.
“Là những nhà sáng lập thế hệ mới, các doanh nhân nghĩ nhiều hơn về khía cạnh toàn cầu. Họ cũng suy nghĩ về doanh nghiệp của mình hướng ra nước ngoài”, ông nói.
Theo CNBC
Nhịp Sống Thị Trường