Kinh tế chính thức suy thoái, Nhật Bản bơm thêm 1.000 tỷ USD giải cứu
Tuần trước dữ liệu thống kê cho thấy Nhật Bản đã chìm vào 1 cuộc suy thoái sâu, đồng thời tỷ lệ ủng hộ Thủ tướng Shinzo Abe rơi xuống mức thấp kỷ lục vì người dân không hài lòng với cách xử lý dịch bệnh của ông.
- 17-05-2020Nhật Bản không hoàn hảo: Sự thật về những mặt tối ít người biết của về một xã hội hào nhoáng, qua lời kể của người ngoại quốc sinh sống lâu năm
- 15-05-2020Tỷ lệ tự tử ở Nhật Bản giảm 20% trong mùa COVID-19
- 05-05-2020Những người bị Covid-19 "đánh bật" khỏi nơi trú ngụ cuối cùng: Sự phơi bày tàn nhẫn 1 góc tối của Nhật Bản
Theo tài liệu mà Bloomberg có được, Nhật Bản sẽ tăng gấp đôi các biện pháp kích thích kinh tế, bơm thêm 1.000 tỷ USD để giúp đỡ các hộ gia đình và doanh nghiệp chống chọi với cú suy thoái do đại dịch Covid-19 gây nên.
Gói kích thích trị giá 117 nghìn tỷ yên (tương đương 1.100 tỷ USD) bao gồm trợ giúp tài chính cho các công ty đang gặp khó khăn, trợ cấp để giúp các công ty trả tiền thuê mặt bằng và vài nghìn tỷ yên hỗ trợ ngành y tế cũng như các địa phương.
Để tài trợ cho gói này, Nhật Bản tăng chi ngân sách thêm 31,9 nghìn tỷ yên, lập kỷ lục cao nhất từ trước đến nay.
Tuần trước dữ liệu thống kê cho thấy Nhật Bản đã chìm vào 1 cuộc suy thoái sâu lần đầu tiên kể từ năm 2015. Đồng thời tỷ lệ ủng hộ Thủ tướng Shinzo Abe rơi xuống mức thấp kỷ lục vì người dân không hài lòng với cách xử lý dịch bệnh của ông.
Mặc dù chính phủ Nhật đã dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp quốc gia hồi đầu tuần và số ca nhiễm mới đã giảm một cách bền vững, triển vọng kinh tế khá u ám. Các chuyên gia phân tích dự báo GDP Nhật sẽ giảm hơn 20% trong quý này và sẽ chưa thể hồi phục nhanh chóng vì các mảng từ xuất khẩu, du lịch đến đầu tư đều đang chật vật.
Cách đây ít hôm ông Abe đã tuyên bố Nhật Bản sẽ ứng phó với đại dịch bằng cách tung ra gói kích thích kinh tế lớn nhất thế giới, với quy mô có thể lên đến 40% GDP.
Như vậy tổng cộng đến nay Nhật Bản đã tung ra 234 nghìn tỷ yên để giải cứu nền kinh tế. Lần này chính phủ Nhật sẽ phát hành lượng trái phiếu trị giá 55-60 nghìn tỷ yên để tài trợ. Kể từ đầu năm tài khóa đến nay, tổng cộng Nhật đã phát hành hơn 200 nghìn tỷ yên trái phiếu.
Theo Hiroshi Shiraishi, chuyên gia của ngân hàng BNP Paribas, khi tỷ lệ ủng hộ giảm thì các chính trị gia sẽ làm điều gì đó lớn lao. Tuy nhiên những biện pháp này chỉ được thiết kế để ngăn chặn hoặc giảm thiểu thiệt hại chứ không phải thúc đẩy tăng trưởng.