Kinh tế Mỹ nguy cơ “hạ cánh cứng”
Theo ông Andrew Hollenhorst, chuyên gia trưởng về kinh tế Mỹ của ngân hàng Citigroup, "hạ cánh cứng" là một viễn cảnh rắc rối vì có thể xảy ra một cuộc suy thoái toàn diện.
- 22-05-2024Người tiêu dùng Mỹ "ngấm đòn" từ lạm phát cao kéo dài
- 22-05-2024Không phải Trung Quốc, quốc gia này mới là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ
- 22-05-2024Mỹ đánh thuế, hàng Trung Quốc vẫn chảy vào qua cửa ngõ sát sườn, chuyên gia nói như "bóp quả bóng bay"
- 21-05-2024Mỹ thừa nhận Houthi có “tên lửa đáng sợ” trên biển Đỏ
Ông Andrew Hollenhorst đánh giá, thị trường lao động xấu đi sẽ là nguyên nhân khiến nền kinh tế Mỹ nhanh chóng trở nên xấu đi. Trên thực tế, ông nhận thấy sẽ có sự thay đổi đột ngột trong tình hình kinh tế Mỹ vào cuối năm nay.
Trả lời phỏng vấn với kênh truyền hình CNBC, ông cho hay các công ty đang hạn chế tuyển dụng hơn, cũng như yêu cầu công nhân làm việc ít giờ hơn. Vì vậy, quá trình suy yếu kinh tế dần dần này đã bắt đầu. Xu hướng này sẽ ngày một lan rộng và có thể đẩy nền kinh tế rơi vào kết thúc "hạ cánh cứng".
Mặc dù dữ liệu thị trường lao động gần đây không nhất thiết chỉ ra tình huống thảm khốc như vậy, ông Hollenhorst lập luận rằng một số báo cáo cho thấy một môi trường bi quan hơn nhiều người có thể nhận ra. Hạ cánh cứng là một viễn cảnh rắc rối vì có thể xảy ra một cuộc suy thoái toàn diện.
Ông trích dẫn dữ liệu khảo sát từ Liên đoàn Doanh nghiệp Độc lập Quốc gia Mỹ (NFIB) rằng ý định tuyển dụng của các doanh nghiệp nhỏ đang ở mức thấp nhất kể từ năm 2016. Và nếu nhìn vào tổng thể nền kinh tế, tỷ lệ tuyển dụng hiện nay đang ở mức thấp nhất kể từ năm 2014. Nói cách khác, các doanh nghiệp Mỹ đang có tỷ lệ tuyển dụng thấp nhất trong một thập kỷ.
Mặc dù dữ liệu của NFIB đã thúc đẩy tâm lý thận trọng trong một thời gian, nhưng chuyên gia Hollenhorst cho biết, mức giảm tuyển dụng lao động mạnh gần đây so với những tháng trước khiến những số liệu này đáng được chú ý.
Ngay cả khi nhìn nhận một cách toàn diện, vẫn có lý do để lo lắng. Ông Hollenhorst lập luận rằng mặc dù tỷ lệ thất nghiệp toàn quốc vẫn ở mức khoảng 3,9% nhưng con số này vẫn chênh lệch lớn so với mức thấp trước đó là 3,5%.
Ông Hollenhorst dự đoán rằng tỷ lệ thất nghiệp tăng lên trên 4% có thể khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu hạ lãi suất ngay sau tháng Bảy. Nhìn chung, ông cho rằng Fed sẽ thực hiện bốn đợt cắt giảm lãi suất trước cuối năm 2024.
Các nhà phân tích khác cũng lên tiếng cảnh báo khả năng kinh tế Mỹ "hạ cánh cứng" vì sự suy thoái của thị trường lao động. Nhà dự báo kỳ cựu Danielle DiMartino Booth cho biết, số lượng việc làm bị cắt giảm mạnh cho thấy một cuộc suy thoái đã đến.
Trong khi đó, ông Hollenhorst cho hay khả năng cắt giảm lãi suất vào tháng Bảy được củng cố bởi viễn cảnh hạ cánh cứng và hoạt động kinh tế yếu hơn. Cụ thể, ông lập luận rằng chính sách duy trì lãi suất cao trong thời gian dài của Fed đang ảnh hưởng đến thu nhập doanh nghiệp vào thời điểm mà tiết kiệm của người tiêu dùng đã dần cạn.
VTV