Kinh tế Trung Quốc mất bao lâu để hồi phục sau phong tỏa vì Covid-19?
Các biện pháp phong tỏa và nỗi lo lắng của người dân khiến họ không ra khỏi nhà làm sụt giảm mạnh doanh thu của các doanh nghiệp, từ nhà hàng mỳ địa phương, các cửa hàng Starbucks đến các nhân viên giao hàng của Alibaba.
- 21-02-2020Thị trường loạn nhịp, nhà đầu tư bất an sau khi số ca nhiễm virus corona tăng vọt ở Hàn Quốc
- 20-02-2020Vũ Hán: Bệnh viện quá tải, đội ngũ y tế dồn toàn lực chống virus corona, người mắc các bệnh khác không biết trông cậy vào ai
- 20-02-2020Chuyên gia Mỹ: Còn quá sớm để biết liệu Trung Quốc đã vượt qua “đỉnh” của đại dịch corona hay chưa
Câu hỏi lớn nhất cho nền kinh tế toàn cầu hiện nay là mất bao lâu để Trung Quốc trở lại hoạt động bình thường trong khi nước này đang vật lộn với dịch Covid-19 và virus đã lây lan cho hàng chục nghìn người, làm 2.000 người thiệt mạng.
Các biện pháp phong tỏa và nỗi lo lắng của người dân khiến họ không ra khỏi nhà làm sụt giảm mạnh doanh thu của các doanh nghiệp, từ nhà hàng mỳ địa phương, các cửa hàng Starbucks đến các nhân viên giao hàng của Alibaba. Nhiều nhà máy cũng không thể hoạt động vì thiếu nhân công khi các công nhân vẫn còn ở quê hoặc phải trải qua 2 tuần cách ly.
Nền kinh tế Trung Quốc dường như chỉ đang vận hành 40-50% công suất trong tuần qua. Các số liệu sau đây cho thấy nhiều bộ phận của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn chưa đi vào hoạt động.
Đi lại của người dân: Người dân di chuyển ít hơn
Những ngày trước và sau Tết Nguyên đán (Ngày 0 là ngày 25/1). Đơn vị: Triệu người
Số lượt đi lại giảm 1,4 tỷ chuyến, tính từ ngày 10/1, ngày đầu tiên của kỳ Xuân vận, so với cùng kỳ năm 2019.
Nguồn: Bộ Giao thông Trung Quốc, Bloomberg thống kê ngày 16/2.
Khoảng 1,4 tỷ chuyến đi bằng tất cả các phương tiện máy bay, tàu hỏa, ô tô, tàu thuỷ đã được thực hiện từ ngày 10/1 đến ngày Tết Nguyên đán (25/1), nhưng sau đó đột ngột chững lại trong ngày đầu tiên của năm Canh Tý.
Trung bình, người Trung Quốc chỉ thực hiện khoảng 20% số lượt di chuyển mỗi ngày so với cùng kỳ năm 2019, cho thấy hàng triệu lao động Trung Quốc vẫn chưa trở lại làm việc. Các tuyến xe buýt đường dài cũng chỉ được phép hoạt động 50% công suất để giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh, tình trạng thiếu lao động sẽ còn kéo dài.
Nhu cầu của các ngành công nghiệp
Nhu cầu sử dụng năng lượng còn thấp
Những ngày trước và sau Tết Nguyên đán (25/1). Đơn vị: Triệu tấn
Lượng tiêu thụ than ở Trung Quốc trong kỳ nghỉ lễ thấp. Nguồn: Hiệp hội Vận tải và Phân phối Than Trung Quốc, cho thấy mức tiêu thụ than của 6 tập đoàn năng lượng ven biển.
Dù một số công ty, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp và thiết bị y tế đã tăng sản lượng, nhu cầu về điện vẫn ở mức thấp so với các năm trước.
Số liệu không chính thức từ trung tâm sản xuất ven biển phía đông của Trung Quốc cũng thể hiện con số tiêu thụ năng lượng của các thủ phủ công nghiệp của đất nước vẫn còn ở mức thấp.
Lượng khí thải nitơ dioxit vào tuần sau kỳ nghỉ lễ cũng giảm 36% so với cùng thời điểm năm 2019, Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch dẫn các dữ liệu vệ tinh cho hay. Mức sụt giảm 25-50% trên khắp các lĩnh vực của ngành công nghiệp như lọc dầu, nhiệt điện và sản xuất thép đã tạo nên sự sụt giảm lượng khí thải kể trên.
Vận tải có chiều hướng khôi phục
Số lượng tàu thuyền trên sông Dương Tử và quanh Thượng Hải.
Nguồn: Số liệu do Spire Maritime thống kê và Spire Global cung cấp.
Cuộc khảo sát trên 109 doanh nghiệp sản xuất của Mỹ tại Thượng Hải và các khu vực lân cận cho thấy dù 70% số công ty hoạt động trong tuần trước và hơn 90% dự kiến quay trở lại làm việc vào tuần này, 78% số công ty nói rằng họ chưa đủ nhân lực để hoạt động toàn bộ dây chuyền.
Tiêu dùng
Tập đoàn bán lẻ Alibaba, tập đoàn công nghệ lớn đầu tiên của Trung Quốc công bố số liệu kể từ khi dịch bệnh bùng phát hồi tháng 1, virus đã làm suy yếu sản xuất và thay đổi hình thức mua hàng. Các khách hàng cắt giảm chi tiêu, hủy đơn hàng, đặc biệt là trong ngành du lịch và nhà hàng.
Mức sụt giảm chi tiêu này có thể nhìn thấy rõ nhất tại các phòng vé của rạp chiếu phim trong dịp Tết Nguyên đán.
Các phòng vé "sụp đổ"
Tết Nguyên đán thường là dịp đông khách nhất của các rạp chiếu phim Trung Quốc.
Những ngày trước và sau Tết Nguyên đán (25/1). Đơn vị: Tỷ Nhân dân tệ
Nguồn: Entgroup
Ngay cả khi người dân muốn tiêu tiền, nhiều cửa hàng đóng cửa, các cửa hàng bán lẻ online và offline vẫn đối mặt với vấn đề vận chuyển để cung cấp hàng cho khách. Tình hình này có thể còn kéo dài đến khi virus được khống chế, mọi người trở lại làm việc và được trả lương, họ mới tự tin để chi tiêu trở lại.
Tham khảo Bloomberg