Kinh tế Việt Nam bị liên đới như thế nào khi Trung Quốc lao đao vì virus Corona?
Hoạt động giao thương với Trung Quốc bị hạn chế có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực ở cả hai chiều xuất khẩu và nhập khẩu trong quý 1/2020, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam nhận định.
- 08-02-2020Điểm danh những mặt hàng được miễn thuế trong dịch virus corona
- 08-02-2020Kinh tế Việt Nam ứng phó dịch bệnh corona
- 08-02-2020Vì sao Việt Nam đã sẵn sàng trở thành công xưởng tiếp theo của châu Á?
- 07-02-2020Chính phủ thành lập 4 tiểu ban chống dịch Corona
- 07-02-2020The New York Times: Khẩu trang y tế trên toàn cầu đang được bổ sung số lượng như thế nào?
Số liệu cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Trung Quốc và Việt Nam năm 2019 vào khoảng 117 tỷ USD, chiếm khoảng 23%.
Nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc chiếm 29,8% và đang có xu hướng tăng, trong khi xuất khẩu chiếm tỷ lệ 15,7% tổng giá trị xuất khẩu và có xu hướng giảm.
Báo cáo của Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng hoạt động giao thương với Trung Quốc bị hạn chế có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực ở cả hai chiều xuất khẩu và nhập khẩu trong quý 1/2020.
Theo công ty này với mặt hàng nhập khẩu Trung Quốc là máy móc, linh kiện điện tử các sản phẩm này trong dài hạn có thể lưu kho để nhập khẩu lại. Tuy nhiên, mặt hàng cây Việt Nam xuất qua Trung Quốc ( giá trị hơn 2,2 tỷ USD trong 11 tháng của năm 2019) có thể ảnh hưởng rất tiêu cực do trái cây là mặt hàng không thể để tồn kho lâu, nên các hộ nông dân trong 2-3 tháng tới sẽ gặp không ít khó khăn.
Ngành du lịch Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi sự cố dịch bệnh lần này. Hiện số khách du lịch Trung Quốc đạt 5,8 triệu lượt khách chiếm 32,2% tổng số khách tới Việt Nam trong năm 2019. Đây là một tỷ lệ rất lớn, việc sút giảm doanh thu từ lượng khách hàng từ Trung Quốc sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới ngành du lịch và các dịch vụ liên quan qua đó tác động trực tiếp tới nhiều tỉnh như Nha Trang, Đà Nẵng,…
Theo ước tính của đơn vị này, lượng khách du lịch này sẽ giảm còn khoảng 2,5 triệu lượt, chiếm 20,8% trong năm 2020.
Mặc khác, dịch vụ lưu trú và ăn uống là một thông số quan trọng trong việc tính toán GDP ngành dịch vụ (ngành dịch vụ đóng góp khoảng 46,2% trong GDP năm 2019). Với tỷ lệ khách du lịch Trung Quốc chiếm tới 32,2% chắc chắn sẽ có ảnh hưởng tới GDP Việt Nam ít nhất trong Q1/2020.
Dựa trên các số liệu tính toán, với kịch bản thận trọng chúng tôi ước tính tăng trưởng GDP Q1/2020 sẽ vào khoảng 5,6% so với cùng kỳ năm 2019 (sụt giảm so với mức tăng trưởng 6,79% tại Q1/2019).
Đơn vị này cũng cho rằng với diễn biến phức tạp của dịch bệnh, lo ngại dịch bệnh sẽ còn bùng phát vào Q2/2020 nên hoạt động dịch vụ du lịch khả năng vẫn bị ảnh hưởng.
Do vậy, Yuanta cho rằng hoạt động giao thương xuất nhập khẩu sẽ có những phương án tạm thời được các bên đưa ra để giảm bớt ảnh hưởng của việc hạn chế qua lại, ví dụ xây dựng các kho bãi tại cửa khẩu và hoạt động losigtic trong nội địa mỗi bên.
Trước đó, Bộ KHĐT đã đưa ra 2 kịch bản cho tăng trưởng GDP năm 2020 do ảnh hưởng của virus Corona.
Ở kịch bản 1, nếu dịch được kiểm soát trong quý I/2020 thì mức độ tăng trưởng cả năm chỉ còn 6,27%, thấp hơn 0,53% so với Nghị quyết 01.
Kịch bản 2, nếu dịch kéo dài và chúng ta kiểm soát trong quý II/2020, nguy cơ chúng ta bị giảm tăng trưởng chỉ còn 6,09%, thấp hơn 0,71% so với Nghị quyết 01.
Về chỉ số giá tiêu dùng (CPI), nếu theo kịch bản 1, chỉ số giá tiêu dùng năm 2020 tăng 3,96% so năm 2019 và theo kịch bản thứ 2 tăng 4,86%.
Về thương mại và du lịch, Bộ cho biết, trong quý I/2020, xuất khẩu sang Trung Quốc có thể giảm hai con số so với cùng kỳ năm trước.
Theo cả hai kịch bản nói trên, thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc có thể giảm từ 13 đến 16% so với cùng kỳ năm trước.
Xem thêm các bài viết ghi lại tất cả những gì diễn ra trong dịch virus corona tại thư mục Tác động kinh tế trên trang Lá chắn virus Corona để cập nhật những thông tin hữu ích và đáng tin cậy nhất.