MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ký hợp đồng khoán việc, doanh nghiệp phải đóng BHXH cho người lao động

Khi doanh nghiệp ký hợp đồng thuê khoán nhưng bản chất là hợp đồng lao động thì phải đóng BHXH cho người lao động

Tại một chương trình gặp gỡ giữa các doanh nghiệp, cán bộ Công đoàn với lãnh đạo quận cùng lãnh đạo các phòng, ban của quận Gò Vấp, đại diện một công ty may mặc (chuyên may gia công đồ bảo hộ lao động) đã bày tỏ thắc mắc về vấn đề đóng BHXH cho người lao động khi ký hợp đồng khoán việc.

 Doanh nghiệp này cho biết công ty có khoảng 100 lao động nhưng không tập trung làm việc tại một nhà máy mà rất nhiều người trong số đó chỉ nhận việc về làm tại nhà. 

Ký hợp đồng khoán việc, doanh nghiệp phải đóng BHXH cho người lao động- Ảnh 1.

Đây cũng là nguyện vọng của người lao động, nhất là từ sau dịch COVID-19, việc công ty áp dụng cho nhận hàng về may tại nhà đã tạo thành thói quen cho người lao động, vừa linh hoạt giờ giấc, không bị kiểm soát của doanh nghiệp, họ vừa có thời gian chăm sóc gia đình, con cái. 

"Tuy nhiên, điều chúng tôi băn khoăn là khi khoán việc như vậy thì việc tham gia BHXH cho công nhân sẽ được thực hiện ra sao cho đúng quy định?" - vị đại diện này nêu.

Giải đáp thắc mắc này của đơn vị, bà Lý Thị Thanh Thúy, Phó Giám đốc BHXH quận, cho biết theo quy định của Luật BHXH, khi doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với người lao động từ đủ 1 tháng trở lên thì phải tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động. 

Trường hợp doanh nghiệp làm việc theo hình thức khoán sản phẩm và ký hợp đồng theo hình thức khoán (nhưng bản chất là hợp đồng lao động), doanh nghiệp không kiểm soát về giờ giấc, địa điểm làm việc nhưng tiền lương của người lao động trong tháng bằng hoặc trên mức lương tối thiểu vùng (hiện nay là 4.960.000 đồng/tháng đối với vùng I) thì phải tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động nhằm đảm bảo đầy đủ các chế độ cho người lao động.

T.Yên

Người Lao Động

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên