Kỳ lạ loại rau cực quen thuộc với người Việt nhưng sang Mỹ lại thành 'hàng cấm', muốn trồng hoặc mua bán phải có giấy phép đặc biệt từ chính quyền
Sau nhiều cuộc đấu tranh trong những năm qua của cộng đồng châu Á, loại rau này cuối cùng cũng chính thức được phép trồng và mua bán.
- 29-04-2023Du khách chuộng cắm trại vùng ven, dịch vụ kinh doanh lều trại 'hốt bạc'
- 29-04-2023Giá vàng thế giới tăng tháng thứ hai liên tiếp
- 29-04-2023Top 10 quốc gia có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới
Theo tạp chí Atlanta Magazine, ở Việt Nam, Campuchia, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Philippines, rau muống phát triển mạnh ở sông và đất ẩm. Đó là món rau ưa thích của nhiều người dân ở châu Á.
Tại Việt Nam, rau muống được coi là loại rau cực kỳ quen thuộc trên mâm cơm của mỗi gia đình. Bình thường, giá một mớ rau rơi vào khoảng 5.000-7.000 đồng/mớ, thời điểm đắt cũng chỉ lên tới 10.000-20.000 đồng/mớ. Nhờ giá rẻ và dễ ăn nên rau muống được nhiều người sử dụng thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày.
Tuy nhiên ở bang Georgia (Mỹ), trong một thập kỷ việc mua bán và trồng rau muống là hoạt động bất hợp pháp. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), rau muống được du nhập vào nước này từ những năm 1970. Trồng rau muống không mất nhiều thời gian, chỉ cần nước và đất ẩm. Rau muống có thể lớn thêm hơn 10 cm/ngày.
Do vậy, nếu không kiểm soát sự sinh trưởng, rau muống có thể cản trở dòng nước, tàn phá các đường ống dẫn nước, cống rãnh và kênh kiểm soát lũ. Rau muống cũng tạo thành tán trên các ao nhỏ và trở thành nơi sinh sản của muỗi. Tệ nhất là rau muống có thể phá hoại các hồ, ao và cảnh quan thiên nhiên khác; kết quả là nguy hiểm cho thực vật bản địa. Vì vậy, Bộ Nông nghiệp Mỹ đã quyết định đưa rau muống vào danh sách các loài cỏ dại độc hại.
Động thái này phản ánh một cuộc tranh cãi đang diễn ra - giữa các nhà sinh vật học, các nhà lập pháp và những người ủng hộ người nhập cư - về việc liệu các loài thực vật không có nguồn gốc từ Georgia có thể trồng tại bang này hay không.
Trước đây khi còn bị cấm mua bán, người dân Georgia sẽ lén mang rau muống từ Florida và Texas về. Người ta bán loại rau này trong các bãi đậu xe của cửa hàng tạp hóa, trên ô tô của họ và bán tận nhà tại các tiệm nail, nhà thờ và chùa chiền.
Bà Jenny Vo, giám đốc điều hành tại City Farmers Market và Hong Kong Supermarket, cho biết trước đây người dân phải mua bán rau muống lén lút với giá 11 USD/0,45kg (gần 260.000 đồng). Tuy nhiên hiện nay tình hình đã khác, giá rau muống chỉ còn 3 USD/0,45kg (khoảng 70.000 đồng).
Hơn một thập kỷ trước, Hong Kong Supermarket bắt đầu thu thập chữ ký điện tử của người dân và ở siêu thị để kiến nghị bang hợp pháp hóa việc mua bán và trồng rau muống. Cùng với cộng đồng dân nhập cư châu Á, họ đã thu thập hơn 100.000 chữ ký ủng hộ hợp pháp hóa rau muống.
Vào năm 2016, hạ nghị sĩ bang Pedro Marin đã đưa ra một dự luật miễn trừ rau muống khỏi định nghĩa “thực vật gây hại” của Georgia, nhưng đề nghị của ông đã bị từ chối.
Ở Georgia, rau muống lại trở thành nội dung ưu tiên trong cuộc bầu cử năm 2021 của hạ nghị sĩ bang Marvin Lim.
Cơ quan nông nghiệp Georgia dự kiến trong năm 2023 rau muống sẽ được trồng ở bang này. Hiện nay, các quan chức bang vẫn đang nghiên cứu liệu Georgia có thể trở thành bang thứ 5 ở Mỹ cho phép trồng loại rau này hay không và bằng cách nào.
Bên cạnh đó, tại các tiểu bang khác có đông cư dân gốc Á như California, Florida, Hawaii và Texas, chính quyền đã cho phép trồng và bán rau muống với giấy phép đặc biệt.
Tham khảo: Atlanta Magazine
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Made in Vietnam
Xem tất cả >>- Thế giới đang cạn kiệt loại hạt đặc biệt này: Giá tăng gấp 2 nhu cầu vẫn không giảm, Việt Nam lại đang trồng ngày càng nhiều, hương vị top đầu thế giới
- Việt Nam vừa ghi nhận một kỷ lục lịch sử, Mỹ và Trung Quốc đóng góp nhiều nhất
- "Mỏ vàng" của Việt Nam tiếp tục "mang tiền về cho mẹ", có cơ hội thu về 16 tỷ USD trong năm nay
- Lộ diện ‘khách sộp’ chi hơn 4 tỷ USD nhập khẩu rau quả Việt Nam
- Một mỏ vàng của Việt Nam đang được Mỹ, Trung Quốc, Campuchia liên tục săn đón: Nước ta có sản lượng hơn 20 triệu tấn, các đại bàng liên tục rót vốn đến đầu tư