MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Kỳ vọng là "bom tấn" nhưng lại ế ẩm khi về Việt Nam, xe Trung Quốc "ngáo giá" hay người Việt quá e dè?

13-03-2024 - 10:45 AM | Thị trường

Đây là những mẫu xe được kỳ vọng sẽ trở thành "bom tấn" khi ra nhập thị trường Việt Nam nhưng trên thực tế, mọi thứ lại đi ngược hoàn toàn.

Được kỳ vọng là "bom tấn" nhưng ế ẩm tại Việt Nam

Trong những năm gần đây, xe Trung Quốc đã tạo nên một cơn sốt trên thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, trái ngược với sự bùng nổ trên thị trường quốc tế, xe Trung Quốc dường như đang gặp nhiều khó khăn tại Việt Nam. 

Một vài mẫu xe được kỳ vọng sẽ trở thành "bom tấn" khi đã rất thành công tại quê nhà, hứa hẹn sẽ trở thành những dòng xe được nhiều khách hàng chú ý nhưng hiệu quả về mặt doanh số sau khi mở bán gần như không có.

Wuling Mini EV được xem là mẫu ô tô điện bán chạy hàng đầu thế giới. Tuy nhiên thực tế sau vài tháng mở bán ở Việt Nam, số lượng xe được giao đến tay người dùng không nhiều. Mới đây nhất, nhà sản xuất công bố giảm giá khoảng 40 triệu đồng, đưa giá niêm yết của xe về dưới 200 triệu đồng. Đây cũng là mức giá thấp kỷ lục của mẫu xe này kể từ khi mở bán tại Việt Nam.

Gây sốt toàn cầu nhưng hóa

Ảnh: SGMW

Ngoài Wuling Mini EV, MG RX5 cũng gặp tình trạng tương tự. MG RX5 là một dòng xe được nhiều người dùng kỳ vọng và chờ đợi nhờ thiết kế đẹp mắt và trang bị tiện nghi đầy đủ, hợp thời. Trước khi về nước, khách hàng dự đoán mẫu xe này sẽ có giá bán hấp dẫn khoảng từ 550 - 650 triệu đồng, chỉ cao hơn ZS một chút, dễ dàng tạo nên cơn sốt mới trong phân khúc xe SUV cỡ B. 

Tuy nhiên, thực tế với giá bán công bố từ 739 - 829 triệu đồng, RX5 nhận đánh giá ở mức "trên trời", cao hơn cả những dòng xe ở phân khúc trên như Mazda CX-5 hay Hyundai Tucson. Sau đó, mẫu xe này liên tục được giảm giá nhưng vẫn không tránh khỏi cảnh doanh số ế ẩm ở thị trường Việt Nam.

Gây sốt toàn cầu nhưng hóa

Ảnh: MG

Haval H6 cũng là một trường hợp được nhiều người dùng tại Việt Nam kỳ vọng nhất trong năm 2023. Lý do là vì mẫu xe này liên tục nắm giữ doanh số hàng đầu tại thị trưởng tỷ dân. 

Theo thông tin từ Dân trí, Haval H6 được coi là một trong những niềm tự hào của ngành xe hơi nội địa Trung Quốc khi có doanh số cao nhất trong nhóm xe nội địa, thậm chí luôn lọt top đầu (trong đó có cả xe Đức, Mỹ, Nhật) các mẫu xe bán chạy nhất tại Trung Quốc. Bình quân, mẫu xe này có doanh số từ 30.000 đến 50.000 chiếc/tháng, tương đương từ 300.000 đến 600.000 chiếc/năm - con số bằng tổng lượng xe bán ra tại Việt Nam. 

Tuy nhiên, sau hơn 2 tháng ra mắt thị trường Việt Nam, không có nhiều xe được bàn giao đến khách hàng và việc giảm giá là tất yếu. Gần đây nhất, hãng đã công bố mức giá mới, đưa giá xe về mức chỉ từ 886 triệu đồng.

Gây sốt toàn cầu nhưng hóa

Haval H6 là mẫu xe trang bị nhiều công nghệ nhất phân khúc crossover cỡ C tại Việt Nam.

Xe Trung Quốc "ngáo giá" hay tâm lý người Việt quá e dè xe thương hiệu lạ?

Nhiều người cho rằng nguyên nhân chính khiến xe Trung Quốc ế ẩm tại Việt Nam là do giá bán cao. Mặc dù có nhiều mẫu xe Trung Quốc được quảng cáo là giá rẻ nhưng khi về Việt Nam, giá bán của chúng lại tăng cao do nhiều yếu tố như thuế phí, hay chi phí vận chuyển...

Với trường hợp Wuling Mini EV, ngay trước thời điểm xe ra mắt,  bản thân chiếc xe này đã in đậm trong tâm trí người dùng Việt bởi mức giá “rẻ ngang Honda SH – khoảng 5.000 USD” tại thị trường Trung Quốc. Do đó, khi xe ra mắt với giá từ 239 triệu, không dễ để nó được thị trường chấp nhận một cách rộng rãi, chưa kể đó còn là xe điện với khá nhiều những bất cập chưa thể sớm khắc phục, như về tốc độ sạc, quãng đường di chuyển, hay hạ tầng trạm sạc.

Còn như Haval H6, mẫu xe này sử dụng động cơ hybrid với mức tiêu thụ nhiên liệu công bố là 5.5L/100 km, có ngoại hình bắt mắt, nhiều công nghệ an toàn nhất phân khúc và định giá 1,096 tỷ đồng. So với Mazda CX-5, giá chỉ từ 750 triệu đồng thì mức chênh lệch về giá này là rất lớn.

Tương tự khi MG Việt Nam công bố mức giá bán từ 739 - 829 triệu đồng với MG RX5, mức giá này đã khiến cho nhiều người tỏ ra ngán ngẩm, bởi định giá đang ở mức khá cao; thậm chí, mức giá này cao hơn cả những dòng xe ở phân khúc trên như Mazda CX-5 hay Hyundai Tucson. Các dòng xe mới tại Việt Nam nói riêng hay tại bất kỳ thị trường nào nói chung nếu không gắn với một thương hiệu đã được biết tới thì sẽ phải cần một mức giá dễ chịu, và cả hai yếu tố này có lẽ đều chưa được MG RX5 đáp ứng.

Trên thực tế, mức định giá của một số mẫu xe Trung Quốc nói trên được đánh giá là “cao”, nhưng chưa đến mức “ngáo giá” như nhiều người dùng mạng hay trao đổi với nhau. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng với mức định giá đó, rất khó để các mẫu xe này có thể cạnh tranh trong bối cảnh thị trường hiện nay.

Bên cạnh vấn đề về giá thì tâm lý e dè của người Việt cũng là một rào cản lớn với các thương hiệu xe Trung Quốc. Xe Trung Quốc dù có thiết kế bắt mắt, trang bị tiện nghi nhiều đến đâu cũng chỉ có hiệu ứng trong thời gian đầu, sau đó người quan tâm sẽ ít dần nếu chất lượng xe không thật sự tốt và mức giá chấp nhận được...; đa phần khách Việt còn rất dè dặt khi nhắc đến xe mang thương hiệu lạ.

Câu chuyện về định kiến xe Trung Quốc dễ thấy rõ hơn qua ví dụ của thương hiệu MG (Morris Garages). Cho dù lịch sử của MG có từ năm 1923 với khởi thủy của người Anh, nhưng vì đã bán cho SAIC Motor (Trung Quốc) vào 2007, từ linh kiện, phụ tùng, cho đến con người đều có tác động của công ty mẹ, nên khiến cho người tiêu dùng quên lãng về khởi nguồn của MG.

Kỳ vọng là

Ảnh: MG

Có thể kể đến một vài nguyên nhân là rào cản khiến khách hàng Việt Nam e dè khi nhắc đến xe của thương hiệu Trung Quốc:

Chưa tạo được niềm tin về sản phẩm

Độ tin cậy chính là một trong những vấn đề lớn nhất khiến đa số người dùng Việt còn e ngại mua xe Trung Quốc. Ô tô được xem là một tài sản giá trị cao nên các yếu tố như chất lượng, độ bền, tính thanh khoản… luôn được ưu tiên hàng đầu.

Ô tô giá rẻ của Trung Quốc vào Việt Nam từ khoảng 20 năm trước nhưng không thực sự thành công. Những cái tên trước đây như Lifan 520, Chery QQ3, BYD F0... khi ra mắt với giá rẻ hơn hẳn các mẫu ô tô lắp ráp, nhập khẩu từ Mỹ, Hàn Quốc, nhưng đều dần biến mất chỉ sau vài năm khi chưa tạo đủ niềm tin với người tiêu dùng Việt. 

Nhiều ý kiến cho rằng khách hàng Việt sẵn sàng mua một chiếc xe ở phân khúc thấp hơn trong tầm giá hoặc tìm kiếm xe đã qua sử dụng, miễn là có thương hiệu và đã được bảo chứng về chất lượng như xe Nhật, Mỹ, Hàn.

Trên báo Giao thông, PGS. TS Đàm Hoàng Phúc, Viện Cơ khí động lực (Đại học Bách Khoa Hà Nội) khi nói về nguyên nhân khiến ô tô Trung Quốc khó bán tại Việt Nam, ông cho rằng người tiêu dùng Việt Nam chưa có lòng tin về ô tô nói riêng và sản phẩm Trung Quốc nói chung, bởi lẽ trải nghiệm không tốt từ những chiếc xe máy có chất lượng chưa tốt trước đây vẫn hằn trong tâm trí họ; do vậy, việc tạo dựng niềm tin thương hiệu vẫn còn làm một vấn đề.

Trên Dân trí, một chuyên gia về xe hơi đưa ra bình luận:"Điều quan trọng nhất là các hãng, doanh nghiệp phải "đánh bài ngửa" với người tiêu dùng về công nghệ này, thiết bị này tốt hay không tốt, sự kết hợp các công nghệ đem đến những gì cho người tiêu dùng và để thuyết phục khách hàng, giá cả chưa hẳn quan trọng mà chính là thái độ làm ăn chân chính và uy tín thương hiệu mang tầm quốc gia".

Nghi ngại về chất lượng, độ an toàn  

Trên báo Giao thông, theo phân tích của chuyên gia ô tô Nguyễn Minh Đồng, độ an toàn của xe Trung Quốc còn cần nhiều thời gian để chứng minh, hiện giờ có rất ít chuyên gia có thể đánh giá và chưa có trung tâm nào kiểm tra được độ an toàn của ô tô Trung Quốc.

"Các mẫu ô tô Trung Quốc về kỹ thuật đang sử dụng máy, ổ số của các thương hiệu như: BMW, Volvo, Mitsubishi thế hệ cũ hơn 1 đời, đi kèm một số chỉnh sửa. Tuy nhiên, các bộ phận như gầm, hệ thống nhún, an toàn và chất lượng phải qua kiểm định của khách hàng, cũng như các cơ quan chuyên môn trên thế giới. Nhiều mẫu xe Trung Quốc chưa được kiểm tra về chất lượng, độ bền nên khó tạo sự tin tưởng", ông Đồng cho biết.  

Kỳ vọng là

Ảnh: GWM

Nhanh mất giá, hạn chế về mặt bảo hành

Bên cạnh đó, một nhược điểm khác của xe ôtô Trung Quốc tại thị trường Việt đó là mất giá nhanh. Hệ thống đại lý ôtô Trung Quốc cũng như các cơ sở bảo hành - bảo dưỡng tại Việt Nam còn hạn chế. 

Trên báo Vietnamnet, chuyên gia ô tô Vĩnh Nam nhận xét: “Ngay cả xe Trung Quốc đã tăng bảo hành, nhưng hiện mới chỉ là cam kết của một vài nhà phân phối chưa phải là lớn. Người tiêu dùng cần thời gian để trải nghiệm thực tế, do đó không tránh khỏi sự nghi ngại hoặc định kiến”. 

Trên báo Giao thông, GS. TS Đàm Hoàng Phúc cũng có đồng quan điểm: "Ô tô tại Việt Nam vẫn là tài sản lớn nên khách hàng vẫn muốn mua một chiếc xe có thương hiệu, đảm bảo giá trị sau này khi cần bán xe sẽ được giá. Việc có ít cơ sở bảo hành bảo dưỡng cũng tạo ra tâm lý e ngại khiến khách hàng Việt Nam rụt rè khi mua ô tô Trung Quốc. Bởi thực tế vào đúng trạm dịch vụ bảo hành bảo dưỡng của hãng mà phụ tùng không có sẵn thì cũng sẽ rất phiền toái".  

Theo Bích Câu

Đời sống & pháp luật

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên