Kỳ vọng lãi suất
Việc thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ của NHTW các nước có thể tác động tới thị trường trong nước. Tuy nhiên cho đến nay, dưới sự điều hành chính sách tiền tệ chủ động và linh hoạt của NHNN, mặt bằng lãi suất trong nước vẫn được duy trì ổn định, thậm chí còn tiếp tục xu hướng giảm nhẹ như năm 2020.
- 20-12-2021Lãi suất của các công ty tài chính hiện thế nào, pháp luật quy định ra sao?
- 18-12-2021Trước F88, Thế Giới Di Động cũng từng bắt tay FE Credit cho vay tiền mặt, lãi suất ra sao?
- 16-12-2021Lãi suất thấp, người dân "chê" gửi tiết kiệm nhưng ngân hàng vẫn "thừa tiền"
Tuần qua, sau cuộc họp kéo dài hai ngày, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định sẽ kết thúc việc mua trái phiếu thời kỳ đại dịch vào cuối tháng 3/2022, mở đường cho ba đợt tăng lãi suất dự kiến với biên độ 0,25 điểm phần trăm vào cuối năm 2022. Chủ tịch Fed Jerome Powell cho rằng, nền kinh tế Mỹ đã không còn cần chính sách hỗ trợ; và tốc độ lạm phát cao một cách đáng lo ngại, vượt quá mục tiêu 2% mà Fed đặt ra. Trong các dự báo kinh tế mới đây, các nhà hoạch định chính sách Mỹ cũng dự báo lạm phát sẽ ở mức 2,6% trong năm tới, cao hơn mức dự đoán 2,2% được đưa ra hồi tháng 9/2021. Nhưng lạm phát sau đó sẽ giảm xuống 2,3% vào năm 2023 và 2,1% vào năm 2024.
Ảnh minh họa
.Động thái thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ của Fed đã được thị trường lường đón, song không dự báo được Fed lại mạnh tay đến vậy. Trong tuyên bố đưa ra ngày 16/12, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) thông báo sẽ giữ nguyên lãi suất ở mức thấp kỷ lục hiện nay. Tuy nhiên, ngân hàng này sẽ giảm dần tốc độ thu mua trái phiếu theo chương trình Khẩn cấp thu mua trái phiếu giai đoạn đại dịch (PEPP) trị giá 1.850 tỷ euro (2.100 tỷ USD) trong quý I/2022 và "sẽ ngừng mua tài sản ròng theo PEPP vào cuối tháng 3/2022". Sau cuộc họp ngày 17/12, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) tuyên bố tiếp tục thực hỗ trợ các doanh nghiệp chịu tác động của dịch Covid-19 và duy trì mức lãi suất thấp nhằm đạt mục tiêu đưa lạm phát lên mức 2%. Tuy nhiên, BOJ cũng sẽ thực hiện dừng mua thương phiếu và trái phiếu vào cuối tháng 3/2022.
Việc thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ của NHTW các nước có thể tác động tới thị trường trong nước. Tuy nhiên cho đến nay, dưới sự điều hành chính sách tiền tệ chủ động và linh hoạt của NHNN, mặt bằng lãi suất trong nước vẫn được duy trì ổn định, thậm chí còn tiếp tục xu hướng giảm nhẹ như năm 2020
Hiện lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng của các NHTM quanh mức gần 3%/năm; lãi suất huy động kỳ hạn 6 đến12 tháng dưới 5% và 12 tháng trở lên quanh mức 5,5% đến 6%/năm. Cũng có ngân hàng huy động ở mức 7%/năm. Nhưng để được hưởng mức lãi suất cao này khách hàng phải có số dư tiền gửi lên đến vài trăm tỷ đồng. Thậm chí, mới đây một NHTM đã niêm yết biểu lãi suất huy động có mức cao nhất 7,1%/năm nhưng với điều kiện: "tiết kiệm thường, trả lãi cuối kỳ, kỳ hạn 12 tháng, mức tiền gửi từ 999 tỷ đồng trở lên và khách hàng cam kết không tất toán trước hạn".
Năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên áp lực thanh khoản của ngân hàng không lớn như chu kỳ thường thấy vào tháng giáp tết Nguyên đán những năm trước khi Covid-19 xuất hiện. Tuy nhiên, cầu tín dụng tăng trở lại, chứng khoán quá sôi động và kênh bất động sản khá hấp dẫn nhà đầu tư khiến ngân hàng cũng lo tăng huy động vốn. Một số NHTM, nhất là ngân hàng nhỏ đã tung ra nhiều chương trình khuyến mại nhằm thu hút tiền gửi, nhất là trên kênh huy động online. Song, cho đến thời điểm này các chuyên gia vẫn có chung nhận định lãi suất huy động tăng, nhưng sẽ không nhiều, không diễn ra trên diện rộng và chỉ mang tính chất mùa vụ. Bởi, với uy tín và thương hiệu được củng cố suốt mấy chục năm qua các NHTM nhà nước tuy có mức lãi suất huy động thấp trên thị trường nhưng vẫn thu hút người gửi tiền. Ở nhóm NHTMCP tầm trung thì gần đây đã tranh thủ huy động được nguồn vốn quốc tế giá rẻ. Do đó, động thái tăng lãi suất huy động trên thị trường chủ yếu diễn ra ở NHTMCP nhỏ. Hơn nữa, trong trường hợp các TCTD gặp vấn đề thanh khoản sẽ luôn nhận được hỗ trợ kịp thời từ NHNN mà lãnh đạo NHNN nhiều lần khẳng định.
Trong khi những người gửi tiền muốn lãi suất huy động tăng thì ở chiều ngược lại, khách hàng vay vốn kỳ vọng lãi suất cho vay sẽ tiếp tục giảm. Kỳ vọng này có cơ sở khi thị trường đang mong ngóng Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế sẽ sớm được triển khai.
Từ góc độ của NHNN, áp lực lạm phát năm 2022 rất lớn nên nhiệm vụ kiểm soát lạm phát 4% theo mục tiêu Quốc hội đặt ra khá nặng nề. Trong khi đó, ngành Ngân hàng đã, đang gánh trọng trách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn do đại dịch; góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Với các TCTD, họ sẽ phải cân nhắc việc áp dụng mức lãi suất như thế nào để hài hòa lợi ích các bên và đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh khi NIM hiện đã ở mức thấp.
Nhà đầu tư