MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

2 quốc gia 'không có gì ngoài dầu' này cũng không cưỡng được sức hút từ dầu 'sale off' của Nga

20-04-2023 - 00:02 AM | Thị trường

Cả 2 quốc gia này đều đang nhập rất nhiều dầu thô từ Nga với mục đích sử dụng nội địa hoặc tinh chế để bán lại kiếm lời.

2 quốc gia 'không có gì ngoài dầu' này cũng không cưỡng được sức hút từ dầu 'sale off' của Nga - Ảnh 1.

Khi Nga lùng sục toàn cầu để tìm mua những người mua tiềm năng cho sản phẩm năng lượng của mình, họ cũng khó có thể ngờ rằng sẽ tìm ra những đối tác đầy tiềm năng ở một nơi đặc biệt: Các quốc gia được xem là “ông trùm” dầu mỏ ở Vịnh Ba Tư.

Kể từ khi các biện pháp trừng phạt của phương Tây được áp dụng đối với Nga, các công ty nhà nước từ Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã lập tức vào cuộc để tận dụng nguồn dầu mỏ chiết khấu sâu của Nga - theo các Giám đốc điều hành trong lĩnh vực dầu mỏ và nhà phân tích.

Các quốc gia này đang nhập các loại dầu giảm giá của Nga cho cả mục đích sử dụng trong nước và tinh chế để xuất khẩu theo giá thị trường giúp gia tăng lợi nhuận.

Các quốc gia vùng Vịnh, đặc biệt là UAE cũng đang là trung tâm lưu trữ và giao dịch quan trọng với các sản phẩm năng lượng của Nga, vốn không dễ dàng vận chuyển đi toàn cầu do các lệnh trừng phạt.

Việc các quốc gia có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới cũng háo hức mua dầu của Nga là một minh họa cho những tác động bất ngờ của biện pháp trừng phạt phương Tây. Nó cũng cho thấy sự ảnh hưởng của Mỹ lên các quốc gia Trung Đông đang thực sự suy yếu.

Xuất khẩu dầu của Nga sang UAE đã tăng gấp hơn 3 lần, lên mức kỷ lục 60 triệu thùng vào năm ngoái, theo Kpler. Trong khi đó, xuất khẩu dầu của Nga sang Singapore, một điểm trung chuyển quan trọng khác, chỉ tăng 13% lên 26 triệu thùng vào năm 2022.

2 quốc gia 'không có gì ngoài dầu' này cũng không cưỡng được sức hút từ dầu 'sale off' của Nga - Ảnh 2.

Theo Argus Media, dầu của Nga hiện chiếm hơn 1/10 lượng dầu được lưu trữ tại Fujjairah, trung tâm lưu trữ dầu chính của UAE.

Trong khi đó, Kpler khẳng định Nga đang vận chuyển 100.000 thùng dầu mỗi ngày đến Saudi Arabia, so với mức gần như bằng 0 trước xung đột. Mức này tương đương với hơn 36 triệu thùng/năm.

Hồi đầu tháng, Saudi Arabia và các đồng minh đã tuyên bố cắt giảm sản lượng dầu nhằm tăng giá dầu, đi ngược lại những nỗ lực nhằm kìm chế giá nhiên liệu của Mỹ.

Sau khi xung đột xảy ra, Dubai và các tiểu vương quốc khác tại UAE được nhiều công ty Nga và các cá nhân giàu có khác lựa chọn làm nơi trú ngụ để điều hành doanh nghiệp và bảo vệ tiền của họ.

Do các biện pháp trừng phạt, dầu thô Urals hàng đầu của Nga thường được giao dịch ở mức chiết khấu hơn 30% so với dầu Brent trong những ngày gần đây. Các sản phẩm tinh chế như naphthe và dầu diesel của Nga cũng được bán với giá thấp hơn lần lượt là 60 và 25 USD/tấn so với sản phẩm tương đương được sản xuất ở Vịnh Ba Tư. “Lý do duy nhất để họ nhập khẩu từ Nga là tận dụng sự khác biệt về giá”, Elshan Aliyev – người đứng đầu bộ phận nghiên cứu sản phẩm từ vùng Vịnh của Argus cho hay.

Dữ liệu từ Kpler cho thấy trong năm qua, Saudi Arabia đã tăng cường xuất khẩu dầu diesel sang Pháp và Ý, 2 quốc gia trước đây chủ yếu dựa vào dầu Nga để cung cấp nhiên liệu.

Hôm 12/3, công ty dầu mỏ nhà nước Sadi Arabia là Aramco đã báo cao lợi nhuận năm đạt mức kỷ lục là 161 tỷ USD, mức lợi nhuận lớn nhất từ trước đến nay cho một công ty năng lượng. 27% lợi nhuận trong số này đến từ đơn vị lọc dầu.

Trong khi đó, UAE đã trở thành trung tâm lưu trữ và tái xuất khẩu chính cho các sản phẩm dầu của Nga. Một số thương nhân ở đây đang làm ăn phát đạt nhờ vận chuyển hàng hóa của Moscow đến các điểm khác bằng cách sử dụng hệ thống tài chính của UAE làm cơ sở.

Dầu nhập khẩu từ Nga sang UAE phần lớn sẽ được tái xuất sang Pakistan, Sri Lanka hoặc Đông Phi.

2 quốc gia 'không có gì ngoài dầu' này cũng không cưỡng được sức hút từ dầu 'sale off' của Nga - Ảnh 3.

Một số lô dầu giảm giá của Nga được các công ty nhà nước của UAE mua, gồm 5 chuyến hàng chở xăng cho Emirate National Oil có trụ sở tại Dubai từ tháng 12/2022. Hồi tháng 11, một chuyến hàng gồm 700.000 thùng dầu Bắc Cực do Gazprom của Nga khai thác đã được vận chuyển đến một nhà máy lọc dầu của Abu Dhabi National Oil. Một số giao dịch được thiết kế kín đáo, tránh sự giám sát của các ngân hàng và công ty bảo hiểm.

Aramco, trong khi đó, thường mua dầu của Rosneft Oil nhưng các chuyến hàng này được vận chuyển qua Địa Trung Hải, đôi khi sử dụng điểm trung chuyển là UAE, chứ không giao trực tiếp đến Saudi Arabia.

Các công ty kinh doanh sản phẩm Nga cũng đã thiết lập cửa hàng tại các trung tâm thương mại ở UAE, mặc dù các chuyến hàng diễn ra ở nơi khác. Coral Energy và Petroruss, đều lập cửa hàng tại Multi Commodities Center (Dubai), đã xử lý hàng chục chuyến hàng từ Biển Đen (Nga) đến Thổ Nhĩ Kỳ, Tunisia và thậm chí cả châu Âu.

Đức Nam

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên