MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Là giáo viên 61 tuổi đã nghỉ hưu, điều dại dột nhất tôi làm vào những năm tháng cuối đời là bỏ phố về quê

01-10-2023 - 23:00 PM | Sống

Đây là những lý do khiến người già nên cân nhắc có nên quay trở về quê sống hay không.

Câu chuyện thực tế của bà Wang Cuiping được chia sẻ trên diễn đàn Toutiao (MXH của Trung Quốc) đang nhận được sự quan tâm của mọi người.

Tôi là Wang Cuiping, 61 tuổi, từng là giáo viên Tiểu học. Chồng tôi 64 tuổi, là nhân viên một công ty lớn. Chúng tôi đã nghỉ hưu cách đây 5 năm. Chúng tôi có 2 con, 1 con trai và 1 con gái. Các con tôi đã lập gia đình, con trai lập nghiệp ở thành phố, con gái lấy chồng ở một khác. 

Cuộc sống của các con đều ổn định, thu nhập tốt, gia đình êm ấm nên vợ chồng tôi yên tâm phần nào. Thế nên sau khi nghỉ hưu, tôi chỉ muốn tận hưởng niềm vui của riêng mình, tham gia các lớp học thư giãn dành cho người già và đi du lịch đó đây. 

Là giáo viên 61 tuổi đã nghỉ hưu, điều dại dột nhất tôi làm vào những năm tháng cuối đời là bỏ phố về quê - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa)

Nhưng chỉ sau 2 tháng nghỉ ngơi, con trai gọi điện muốn tôi tới nhà hỗ trợ việc chăm sóc cháu vì con dâu mới bong gân do ngã xe. Tôi tất tả lên thành phố vài tháng. Sau khi sức khỏe con dâu ổn định, tôi định về thì bị giữ lại với lý do cần người phụ giúp để các con yên tâm đi làm. Việc nhà rất nhiều, các cháu còn nhỏ khiến tôi thấy mệt mỏi.

Hằng ngày, công việc của tôi là đi chơi, giặt giũ quần áo, nấu nướng, chăm sóc các cháu. Đặc biệt vào buổi tối, tôi phải chuẩn bị một bữa cơm thịnh soạn để con trai, con dâu đi làm về ăn. Ăn uống xong, tôi lại tất bật rửa bát đũa, lau sàn. Buổi tối, các cháu cũng đòi ngủ cùng tôi, bọn trẻ dùng điện thoại đến tận đêm khuya khiến tôi mất ngủ triền miên. 

Cuối cùng, các cháu tôi đi mẫu giáo, tôi nghĩ mình có thể về nhà nhưng con dâu lại ngỏ ý giữ tôi lại để hỗ trợ đưa đón các cháu đi học. Vì các con, một lần nữa tôi lại thỏa hiệp. Hai năm sau, khi các cháu cứng cáp hơn, tôi mới về nhà của mình. 

Nhưng chẳng yên ổn được bao lâu, con gái lại gọi điện muốn tôi tới nhà hỗ trợ chăm sóc các cháu. Tới lúc này, tôi không biết nên khóc hay cười, lập tức lấy lý do từ chối. Tôi đã già và tôi cần thời gian nghỉ ngơi.

Hai vợ chồng tôi quyết định rời thành phố, về quê bắt đầu cuộc sống mới. Ngôi nhà cũ của vợ chồng tôi bỏ trống nhiều năm, đã đến lúc phải quay lại. Tôi tiến hành cải tạo nhà cửa, trồng thêm một vườn rau nhỏ. 

Sau nhiều năm quay trở về quê hương, người làng nhìn chúng tôi như người mới. Đã nhiều năm không gặp, họ vừa ngạc nhiên, vừa vui mừng chào đón. Trong lòng tôi bỗng thấy ấm áp, hạnh phúc lạ thường. 

Ngôi nhà cũ ở quê rộng rãi, chỉ gồm một sàn, thuận tiện trong việc sinh hoạt với người già. Vợ chồng tôi không còn mệt mỏi với cảnh leo cầu thang lên 3, 4 tầng như trước. Thêm nữa tôi còn được thưởng thức nhiều món ăn dân dã như mì chảo, canh sườn bò. Đây chính là hương vị quê hương khiến tôi rơi nước mắt. 

Tuy nhiên, cảm giác hạnh phúc chỉ kéo dài 3 tháng ngắn ngủi, sau đó là chuỗi ngày chán nản, mất hứng thú vì những lý do sau. 

1. Khó hòa nhập với hàng xóm

Cô Zhang – hàng xóm của chúng tôi có giọng nói to, tốc độ nhanh khiến tôi mệt mỏi. Ngày nào, cô ấy cũng sang nhà tâm sự, tự tiện mở cổng vào mà không hỏi trước. Cô ấy là người tốt bụng nhưng có quá nhiều chuyện vụn vặt và tôi không có nhu cầu nghe những chuyện đó. Thậm chí, nhiều hôm cô ấy còn ở lại ăn cơm khiến tôi khó xử. Tôi không muốn ai xâm phạm đời sống riêng tư của gia đình. Việc cô Zhang sang chơi mỗi ngày khiến tôi thấy phiền toái.

Là giáo viên 61 tuổi đã nghỉ hưu, điều dại dột nhất tôi làm vào những năm tháng cuối đời là bỏ phố về quê - Ảnh 2.

Hàng xóm thường xuyên tới nhà tụ tập khiến bà Wang Cuiping khó chịu. (Ảnh minh họa)

Hơn nữa, các bữa tiệc ở quê được tổ chức rất nhiều như đám cưới, thôi nôi, giỗ chạp, ma chay,… Và nhiều người trong làng thường mời vợ chồng tôi dù mối quan hệ chẳng thân thiết. Những lần đầu, chúng tôi còn tham dự nhưng sau này cố gắng lảng tránh.

Không ngờ dần dần, trong làng có tin đồng rằng chúng tôi kiêu ngạo, khó gần. Tôi chỉ biết ngậm ngùi cay đắng cho qua chuyện.

2. Ít hoạt động giải trí, cơ sở vật chất chưa đầy đủ

Ở nông thôn không có công viên, quảng trường, quán cà phê,… Gia đình nào cũng dậy sớm làm việc và "đóng cửa cài then" khi hoàng hôn xuống. Mọi người chỉ giải trí bằng việc xem ti vi. Cuộc sống thật sự nhàm chán. 

Thỉnh thoảng, tôi phải ra ngoài thị trấn tìm mua một số nhu yếu phẩm hàng ngày. Siêu thị ở rất xa, thực phẩm không đầy đủ. Chẳng hạn, khi muốn cải thiện bữa ăn, tôi khó tìm mua được bột làm bánh mì, nước cốt dừa, bơ, sườn cừu,… Tôi thấy rất khó chịu về điều này. 

Ngoài ra trước đây, khi còn ở thành phố, chồng tôi thường dậy sớm tập thể dục, buổi tối thì sang nhà mấy ông bạn để đánh cờ, cuối tuần lại cùng nhau đi câu cá. Nhưng từ khi về quê, gần như chẳng có hoạt động giải trí, có chăng chỉ là nói chuyện với mấy người hàng xóm. Họ thường phì phèo điếu thuốc khiến chồng tôi khó chịu. Vì thế mà càng ngày, vợ chồng tôi càng ở nhà nhiều hơn, ngại ra ngoài gặp gỡ. 

Một bất tiện khác là vợ chồng tôi tuy có tuổi nhưng vẫn thể hiện tình cảm với nhau. Chẳng hạn khi đi dạo, chúng tôi sẽ nắm tay nhau. Hay khi tôi tuột dây giày, chồng sẵn sàng ngồi xuống buộc lại giúp tôi. Nhưng ở nông thôn, mọi người lại mỉa mai, coi đó là chuyện đáng xấu hổ.

Là giáo viên 61 tuổi đã nghỉ hưu, điều dại dột nhất tôi làm vào những năm tháng cuối đời là bỏ phố về quê - Ảnh 3.

(Ảnh minh họa)

3. Cơ sở y tế thiếu đồng bộ, còn hạn chế

Ở nông thôn, vợ chồng được thưởng thức trái cây tươi mỗi ngày, hít thở bầu không khí trong lành mà ở thành phố không có được. Điều này rất tốt cho sức khỏe. Nhưng ngược lại, chúng tôi gặp một số khó khăn khi muốn đi bệnh viện hay tìm mua các loại thuốc.

Chồng tôi bị bệnh tiểu đường loại 2, cần phải mua một số thuốc đặc dụng điều trị. Nhưng ở hiệu thuốc nông thôn rất khó tìm và nếu muốn mua, chúng tôi bắt buộc phải tới thành phố lớn. Mỗi tháng, việc di chuyển gây ra nhiều phiền toái. Hay khi các con gửi thuốc về quê, chúng tôi cũng phải tới tận bưu điện cách nhà hàng chục km để nhận. 

Tôi bắt đầu lo lắng, càng về già sẽ càng có nhiều vấn đề thể chất, chúng tôi không thể sống trong điều kiện thiếu thốn như vậy. 

Còn quá nhiều bất tiện nên sau đó, vợ chồng tôi quyết định quay trở về thành phố. Cuộc sống thành thị tiện lợi hơn rất nhiều, chúng tôi có thể mua mọi thứ, được sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

Theo Ứng Hà Chi

Phụ nữ số

Trở lên trên